Quốc hội Nhật bản thỏa luận về Hiệp định RCEP
Quốc hội Nhật bản thỏa luận về Hiệp định RCEP

RCEP đã được 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương ký kết hồi tháng 11 năm ngoái, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand cùng 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Đây là khu thương mại tự do lớn nhất thế giới bao trùm nhiều lĩnh vực, chuỗi sản xuất và 15 quốc gia thành viên là nơi sinh sống của 2,27 tỷ dân, với tổng sản phẩm quốc nội là 26 nghìn tỷ USD và tổng kim ngạch xuất khẩu là 5,2 nghìn tỷ USD.

RCEP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày, tính từ ngày nó được ít nhất 6 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 3 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt hiệp định.

Hiệp định RCEP được khởi động vào năm 2012 theo sáng kiến của ASEAN nhằm khuyến khích thương mại giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 đối tác ban đầu là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến tháng 11/2019, việc Ấn Độ tạm đứng ngoài Hiệp định đã làm giảm số lượng các quốc gia đàm phán RCEP từ 16 xuống còn 15 quốc gia.

Trước đó vài ngày, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự luật phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký bởi 15 quốc gia châu Á -Thái Bình Dương hồi cuối năm ngoái.

Bảo Lâm