Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều loại nông sản ở miền Bắc bị tồn đọng, tiêu thụ khó khăn

Báo cáo của Tổ công tác 3430 cho biết, việc tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp ở các tỉnh phía bắc còn chậm so với thời vụ thu hoạch, kéo theo giá một số mặt hàng giảm.

Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu dẫn đến sản lượng chuối tồn đọng hiện nay khoảng 3.000 tấnTrung Quốc tạm ngừng nhập khẩu dẫn đến sản lượng chuối tồn đọng hiện nay khoảng 3.000 tấn

Ngày 31/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản” với sự tham gia trực tuyến của 63 tỉnh, thành, gần 200 doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong cả nước nhằm tạo mối "liên kết - hợp tác" chặt chẽ, nhiều chiều giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp và bà con nông dân.

Tổ công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo sản xuất, kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Bắc trong điều kiện dịch Covid-19 (Tổ công tác 3430) cho biết, giá thu mua các loại nông sản đang giảm. Trong khi đó, giá vật tư sản xuất tăng 10-40% so với đầu năm tuỳ địa phương và đang có xu hướng tiếp tục tăng.

Cụ thể, tại Lào Cai, giá bán rau xanh giảm khoảng 1.000-2.000 đồng/kg và tiêu thụ chậm hơn so với mọi năm. Đáng chú ý, mặt hàng chuối tiêu xanh từ nay đến cuối năm thu hoạch khoảng 17.500 tấn, tập trung vào tháng 9/11 nhưng hiện tại Trung Quốc dừng nhập khẩu chuối nên khó khăn trong tiêu thụ.

Dự kiến trong tháng 9, khoảng 2.000 tấn sau thu hoạch cần tìm thị trường trong nước để tiêu thụ.

Tương tự tại Lai Châu, Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu dẫn đến sản lượng chuối tồn đọng hiện nay khoảng 3.000 tấn, sản lượng dự kiến thu hoạch trong tháng tới là 4.000 tấn. Mặt hàng chè khô tồn kho khoảng 2.400 tấn gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất sơ chế chè. Việc tiêu thụ các mặt hàng thuỷ sản chất lượng cao như cá tầm, cá hồi, cá nheo, cá lăng còn hạn chế…

Trước tình hình trên, Tổ công tác 3430 kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc để tháo gỡ lưu thông nông sản qua các cửa khẩu.

Đồng thời, Tổ công tác 3430 cũng đề xuất Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải cần có biện pháp tháo gỡ về chi phí logistics trong xuất khẩu hàng hóa, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước; xem xét hỗ trợ giảm ít nhất một nửa chi phí tiền điện cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến phải duy trì "3 tại chỗ"; cùng với đó, đàm phán song phương với các nước có chính sách ưu đãi thương mại với thức ăn chăn nuôi, trước hết là đối với các sản phẩm: ngô, lúa mì, đậu tương…

Tổ công tác 3430 cũng kiến nghị kiểm soát thực hiện chính sách về giá đối với vận chuyển hàng hóa; xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động đi lại cấp thiết của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để duy trì sản xuất, xuất khẩu; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản trong điều kiện Covid-19.

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Thủy điện - xương sống trong cơ cấu nguồn điện bây giờ ra sao?
Thủy điện - xương sống trong cơ cấu nguồn điện bây giờ ra sao?

Theo Quy hoạch Điện VIII, định hướng tới năm 2030, tổng công suất các nguồn thủy điện, bao gồm cả thủy điện nhỏ dự kiến đạt 29.346 MW, sản xuất 101,7 tỷ kWh; đến năm 2050, tổng công suất nguồn thủy điện dự kiến đạt hơn 36.000 MW, sản xuất hơn 114 tỷ kWh/năm.

Tăng cường tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Tăng cường tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực tiễn khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đao của Đảng. Trong giai đoạn hiện nay, đây cũng là quá trình thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 các khóa XI, XII và Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII; quán triệt tinh thần Đại hội XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; gắn liền củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Hình thức tác chiến “đào hào, vây lấn” tiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Hình thức tác chiến “đào hào, vây lấn” tiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến hào chưa bao giờ được xem là phương thức tiến công. Cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ, hình thức tác chiến “đào hào, vây lấn” của Quân đội nhân dân Việt Nam đã khiến thực dân Pháp bất ngờ, khiến giới quân sự thế giới sửng sốt, trở thành một hình thái chiến tranh sáng tạo, độc đáo, góp phần quyết định chiến thắng lịch sử của dân tộc ta.

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư ngắn hạn tránh mua đuổi cổ phiếu khi chỉ số gần tới ngưỡng kháng cự
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư ngắn hạn tránh mua đuổi cổ phiếu khi chỉ số gần tới ngưỡng kháng cự

Chuyên gia chứng khoán khuyên nhà đầu tư, hôm nay, ngày 3/5, thị trường cần thêm thời gian tích lũy trước khi tăng điểm bền vững trở lại. Do đó, nhà đầu tư nên tránh mua đuổi, và chỉ thực hiện giải ngân mới khi thị trường kiểm định lại vùng 1.170 điểm.

Giá tiêu hôm nay 3/5: Đạt đỉnh 100.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 3/5: Đạt đỉnh 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 3/5, giá tiêu tiếp tục tăng 1.500 đồng/kg, đưa giá tiêu lập đỉnh cao nhất 100.000 đồng/kg.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: “Việt Nam luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và mục tiêu của phát triển”
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: “Việt Nam luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và mục tiêu của phát triển”

Nhận lời mời của Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, từ ngày 2-3/5/2024, tại Thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM) năm 2024 và một số hoạt động tại Pháp.