Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều ngân hàng mạnh tay chia cổ tức

Không được chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay, nhiều ngân hàng vẫn chia cổ tức "khủng" bằng cổ phiếu, tỷ lệ phổ biến là 10-20%, có nơi tới 30-50%, thậm chí là 65% nếu cộng thêm cả cổ phiếu thưởng...

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng sẽ không được chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay, để dành nguồn lực giải quyết các ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong đó tập trung giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.

Do đó, nhiều ngân hàng đã chọn phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ khá cao trong năm nay, vừa phần nào làm hài lòng cổ đông, lại có thể bổ sung vốn điều lệ để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên hôm 13/6, cổ đông HDBank đã thông thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng với tổng tỷ lệ lên tới 65% - mức chia cao nhất của các ngân hàng trong năm nay.

Cụ thể, dựa trên mức lợi nhuận sau thuế hơn 4.020 tỷ đồng trong năm 2019, sau khi trích lập các quỹ, cộng với phần lợi nhuận giữ lại của các năm trước, HDBank sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 50% và phát hành thêm 15% cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn cổ phần để tăng vốn điều lệ. Sau khi phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của HDBank sẽ tăng hơn 6.200 tỷ, lên hơn 16.000 tỷ đồng.

Ngân hàng nữa có tỷ lệ chia cổ tức khá cao là ACB. Cụ thể, hôm 16/6, ĐHĐCĐ ACB đã thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 30%. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng mạnh gần 5.000 tỷ lên hơn 21.600 tỷ đồng. ACB cho biết, dự kiến sẽ thực hiện chia cổ tức trong quý 4/2020.

Ông Đỗ Minh Toàn – Tổng Giám đốc ACB cho biết, ban đầu, ngân hàng dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu 20% và tiền mặt 10%, nhưng do tình hình dịch bệnh nên HĐQT trình NHNN chia toàn bộ bằng cổ phiếu.

Hàng loạt ngân hàng khác cũng có kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm nay, như SHB, TPBank, Vietcombank, MBBank,...với tỷ lệ phổ biến 10-20%.

Trong đó, TPBank đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2019 với kế hoạch kia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%, tương đương với 1.633 tỷ đồng. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng lên gần 10.200 tỷ đồng. Chủ tịch TPBank, ông Đỗ Minh Phú cho biết, việc tăng vốn sẽ thực hiện trong quý 3 hoặc quý 4 năm nay.

Trong khi đó, ĐHĐCĐ SHB cũng đã thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% để đưa vốn điều lệ lên hơn 19.300 tỷ đồng. Với số vốn được tăng thêm (hơn 1.700 tỷ), SHB sẽ dùng 400 tỷ đồng để đầu tư vào công nghệ, TSCĐ để phát triển mạng lưới kinh doanh; hơn 1.300 tỷ đồng còn lại được dùng để mở rộng quy mô cho vay.

3 ngân hàng sẽ tổ chức ĐHĐCĐ trong tuần tới là MBBank, Vietcombank, LienVietPostBank cũng sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ.

Hiện tại, vốn điều lệ của MBBank là 23.370 tỷ đồng và ngân hàng dự kiến tăng lên 27.988 tỷ đồng thông qua phương thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 15%. Thời gian thực hiện tăng vốn dự kiến trong quý 3 đến quý 4/2020.

Vietcombank thì cho biết, nếu không tăng được vốn sẽ không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế của ngân hàng. Theo đó, Vietcombank dự kiến phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 18%, tương đương 6.675 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự kiến trong nửa cuối năm 2020. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng lên 43.764 tỷ đồng.

LienVietPostBank cũng muốn phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức với tỷ lệ 10% để tăng vốn điều lệ lên hơn 10.700 tỷ đồng.

Trên thực tế, chia cổ tức bằng cổ phiếu là phương án đã được các ngân hàng ưu tiên hơn trong các năm gần đây so với chia cổ tức bằng tiền mặt là do yêu cầu ngày càng cao về chuẩn an toàn vốn theo thông lệ quốc tế. Một ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao và đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế sẽ có nhiều thuận lợi trong việc huy động trái phiếu quốc tế, vay vốn từ các định chế tài chính nước ngoài,...Hơn nữa, những ngân hàng sớm đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn về Basel II cũng đang được NHNN ưu tiên giao "room" tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mặt bằng. 

 Theo Trí thức Trẻ

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.