Tập đoàn Dệt may Việt Nam sẽ nằm trong diện kiểm toán năm 2023
Tập đoàn Dệt may Việt Nam sẽ nằm trong diện kiểm toán năm 2023.

Theo KTNN thì cơ quan này sẽ lựa chọn một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có quy mô lớn để kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nuớc năm 2022 kết hợp với việc đánh giá công tác tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính và cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước tại các đơn vị được kiểm toán; ưu tiên kiểm toán việc thực hiện các Nghị quyết Trung ương, Quốc hội về sắp xếp, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước; kiến nghị xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ; đầu tư ngoài ngành, đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả...

Danh sách dự kiến có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam…

Năm 2023 cũng sẽ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng, tổng công ty tài chính, bảo hiểm để đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị và hiệu quả công tác quản lý, điều hành chính sách tiền tệ.

Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN cũng thực hiện đánh giá hoạt động tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nhằm đánh giá việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, trọng tâm là cải thiện và nâng cao năng lực tài chính; xử lý nợ xấu; việc thực hiện cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí; vay không có tài sản bảo đảm để trả lương cho người lao động...

Ngoài Ngân hàng Nhà nước thì danh sách này có Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, Tập đoàn Bảo Việt.

Lĩnh vực đầu tư xây dựng và chương trình, dự án được dự kiến thực hiện 26 cuộc kiểm toán dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án lớn, được dư luận quan tâm như: Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017- 2020; Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành - giai đoạn 1; các dự án giao thông trọng điểm kết nối liên vùng khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Trung và Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; các dự án đường ven biển Việt Nam; các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; các dự án xây dựng bệnh viện...

KTNN cũng dự kiến kiểm toán 25 chuyên đề trong năm 2023, trong đó một số chuyên đề, chủ đề kiểm toán có quy mô lớn, phạm vi rộng, như: Kiểm toán các chuyên đề liên quan đến Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 01/NQ-CP nhằm đánh giá việc triển khai, thực hiện các chính sách của Nhà nước trong phục hồi và phát triển kinh tế như: chuyên đề “Công tác lập, phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”, chuyên đề “Việc quản lý và sử dụng Quỹ viễn thông công ích”, chuyên đề “Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm” và chuyên đề “Chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP”.

Dự kiến Kế hoạch kiểm toán năm 2023 của KTNN bao gồm 139 nhiệm vụ kiểm toán, giảm 39 nhiệm vụ so với kế hoạch năm 2022, Phó tổng KTNN cho biết.

Trong các giải pháp chủ yếu tổ chức thực hiện kế hoạch, KTNN xác định chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ để rà soát, kiểm tra và có giải pháp nhằm tránh trùng lặp, chồng chéo giữa hoạt động của KTNN và hoạt động của cơ quan thanh tra các cấp, các cơ quan thanh tra, kiểm tra khác; xây dựng phương án tổ chức kiểm toán và lồng ghép các đoàn, nội dung kiểm toán hợp lý, hiệu quả tại các đơn vị, đầu mối (bộ, cơ quan trung ương và địa phương) có triển khai nhiều Đoàn kiểm toán trong năm 2023 để giảm thiểu tác động và ảnh hưởng của hoạt động kiểm toán đến các hoạt động thường xuyên của đơn vị.

Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN cũng thực hiện đánh giá hoạt động tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nhằm đánh giá việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, trọng tâm là cải thiện và nâng cao năng lực tài chính; xử lý nợ xấu; việc thực hiện cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí; vay không có tài sản bảo đảm để trả lương cho người lao động.

Phương Thảo (t/h)