Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều Nhà thuốc An Khang tại TP. HCM bán thuốc không theo đơn

Nhiều Nhà thuốc An Khang trên địa bàn TP. HCM đang bán thuốc cho khách hàng mà không cần tới đơn thuốc theo chỉ định của bác sỹ, dù trên vỏ hộp thuốc ghi rõ dòng chữ “thuốc bán theo đơn”. Thậm chí, một số loại thuốc nằm trong danh mục “kiểm soát đặc biệt của Bộ Y tế” cũng được bán cho người mua, mà không cần tới đơn thuốc bác sỹ kê.

Cứ có tiền là mua được thuốc

Luật Dược năm 2016 quy định: Bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc là một trong các hành vi bị cấm; cơ sở kinh doanh dược có trách nhiệm chỉ được bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ khi có đơn thuốc…

Tháng 10/2018, Sở Y tế TP. HCM cũng ra văn bản khẩn yêu cầu các nhà thuốc lẻ trên địa bàn thực hiện nghiêm việc bán thuốc kê đơn cho người bệnh có đơn thuốc. Nếu không thực hiện đúng quy định, Sở Y tế sẽ tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược theo quy định tại điều 40 luật Dược số 105/2016/QH13...

Sở Y tế TP. HCM cũng ra văn bản khẩn yêu cầu các nhà thuốc lẻ trên địa bàn thực hiện nghiêm việc bán thuốc kê đơn cho người bệnh có đơn thuốc
Thông tin liên quan đến việc tăng cường công tác quản lý việc bán thuốc kê đơn cho người bệnh có đơn thuốc của Sở Y tế TP. HCM. Ảnh: Chụp màn hình.

Thậm chí, hạn chế việc bán thuốc không theo đơn, tháng 04/2019 ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM còn ban hành hẳn một kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn từ 2017-2020.

Tuy nhiên, dường như những quy định và chủ trương nêu trên không được một số Nhà thuốc An Khang tại TP. HCM thực hiện. Bởi, theo ghi nhận của phóng viên Thương hiệu và Công luận, nhiều nhà thuốc mang thương hiệu này vẫn công khai bán cho người mua các loại thuốc “đặc trị”, ghi rõ “thuốc bán theo đơn”, mà không cần tới đơn thuốc của bác sỹ kê cho người bệnh.

Nhà thuốc An Khang số 111 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Nhà thuốc An Khang số 111 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, TP. HCM. Ảnh: Nguyễn Trung.

Cụ thể, tại Nhà thuốc An Khang (số 111 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp), khi hỏi mua hai loại thuốc Novofungin 250 mg và Flagyl 250 mg, thì nhân viên bán hàng tại đây lập tức bán cho phóng viên và thu tiền, mà không cần hỏi người mua có đơn theo chỉ định của bác sỹ. Đáng nói, trên bao bì của 2 loại thuốc này đều ghi rõ khuyến cáo “thuốc bán theo đơn” (phải có đơn chỉ định từ bác sỹ, thì các cửa hàng thuốc mới được phép bán cho người mua - PV).

Nhà thuốc An Khang số 111 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp vô tư bán 02 loại thuốc là Novofungin 250 mg và Flagyl 250 mg mà không cần đơn từ bác sĩ hay bệnh viện.
Vỏ hộp 2 loại thuốc Novofungin 250 mg và Flagyl 250 mg có ghi rõ khuyến cáo "thuốc bán theo đơn", nhưng Nhà thuốc An Khang số 111 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp vẫn công khai bán cho người mua, mà không cần đơn chỉ định của bác sỹ. Ảnh: Nguyễn Trung.

Tương tự, tại Nhà thuốc An Khang số 278 Phạm Văn Chiêu, phường 9, quận Gò Vấp, khi được hỏi mua loại thuốc dành cho người bị bệnh Gout, thì nhân viên tại đây ngay lập tức lấy ra 2 hộp thuốc Rulid 150mg và Cocilone 1mg bán cho phóng viên và thu tiền, mà không cần hỏi về đơn thuốc của bác sỹ cũng như tình trạng của bệnh nhân thế nào. Theo quan sát, trên vỏ của 2 hộp thuốc này cũng ghi rõ khuyến cáo “thuốc bán theo đơn”.

Nhà thuốc An Khang số 278 Phạm Văn Chiêu, phường 9, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Nhà thuốc An Khang số 278 Phạm Văn Chiêu, phường 9, quận Gò Vấp, TP. HCM. Ảnh: Nguyễn Trung.

Có thể thấy, các loại thuốc có in khuyến cáo “thuốc bán theo đơn” là thuốc cần phải được bác sĩ kiểm soát liều lượng, thời gian và cách thức sử dụng, bởi dược tính mạnh. Nếu sử dụng không đúng chỉ định, thuốc có thể tác gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Việc các Nhà thuốc An Khang bán các loại thuốc trên và thu tiền mà không cần tới đơn thuốc theo chỉ định của bác sỹ, có thể sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khỏe, tính mạng của người sử dụng, nếu như thuốc không được sử dụng đúng liều lượng, thời gian và cách thức sử dụng.

02 loại thuốc Rulid 150mg và Cocilone 1mg được mua từ nhà thuốc An Khang số 278 Phạm Văn Chiêu, phường 9, quận Gò Vấp.
Trên hộp 2 loại thuốc Rulid 150mg và Cocilone 1mg có ghi rõ khuyến cáo "thuốc bán theo đơn", nhưng nhân viên Nhà thuốc An Khang số 278 Phạm Văn Chiêu, phường 9, quận Gò Vấp vẫn công khai bán cho người mua, mà không cần đơn chỉ định từ bác sỹ. Ảnh: Nguyễn Trung.

Điều 40: “Vi phạm quy định về bán buôn, bán lẻ thuốc”, Nghị định 176/2013, nêu rõ: Hành vi bán các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn của bác sỹ trong trường hợp không gây ra hậu quả nghiêm trọng đủ để truy cứu hình sự thì cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng…

Điều 315 "Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác", Bộ luật Hình sự 2015:

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

Thuốc thuộc danh mục “kiểm soát đặc biệt của Bộ Y tế” cũng không cần đơn

Nghiêm trọng hơn, dù thuốc kháng sinh Levoquin 500 mg là loại thuốc có dược động học cao, chứa hoạt chất Levofloxacin nằm trong Phụ lục VII, Thông tư số 20/2017/TT-BYT của bộ Y tế (nằm trong danh mục kiểm soát đặc biệt của Bộ Y tế), dùng để điều trị nhiễm khuẩn theo đơn chỉ định của bác sỹ…, nhưng không cần tới đơn thuốc theo chỉ định của bác sỹ, phóng viên vẫn có thể dễ dàng mua được loại thuốc này tại Nhà thuốc An Khang số 395 Lê Quang Định, phường 5, quận Bình Thạnh.

Nhà thuốc An Khang số 395 Lê Quang Định, phường 5, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Nhà thuốc An Khang số 395 Lê Quang Định, phường 5, quận Bình Thạnh, TP. HCM. Ảnh: Nguyễn Trung.

Khi bán, nhân viên cửa hàng này chỉ cho biết: “Đây là thuốc kiểm soát đặc biệt của Bộ Y tế, nên cho em xin tên với số điện thoại”. Ngoài ra không hỏi thêm bất cứ điều gì.

Biết là thuốc quản lý đặc biệt của Bộ Y tế nhưng nhà thuốc An Khang số 395 Lê Quang Định vẫn bán cho khách hàng mà không cần đơn từ bác sĩ, bệnh viện.
Dù biết, thuốc Levoquin 500 mg là loại thuốc nằm trong danh mục "kiểm soát đặc biệt của Bộ Y tế", nhưng nhân viên Nhà thuốc An Khang số 395 Lê Quang Định vẫn bán cho khách hàng mà không cần đơn chỉ định của bác sỹ. Ảnh: Nguyễn Trung.

Thực trạng này cũng xảy ra tương tự tại Nhà thuốc An Khang số 1470 Lê Đức Thọ, phường 13, quận Gò Vấp. Chỉ cần trả tiền cho nhân viên, là phóng viên có thể mua ngay được thuốc Ventolin dạng ống. Đây là loại thuốc dùng cho cơn co thắt, hen phế quản, khó thở, cơn hen cấp, và phải có đơn thuốc theo chỉ định của bác sỹ, thì bệnh nhân mới được phép dùng.

Đáng nói, trong thành phần của thuốc Ventolin có chất Salbutamol - nằm trong Phụ lục VII – Thông tư số 20/2017/TT-BYT của Bộ Y tế (nằm trong danh mục kiểm soát đặc biệt của Bộ Y tế).

Bán thuốc quản lý đặc biệt của Bộ Y tế nhưng nhà thuốc An Khang “chỉ cần tiền” chứ không cần đơn từ bác sĩ, bệnh viện.
Người mua chỉ cần trả tiền, là có thể mua được thuốc Ventolin dạng ống, thuốc thuộc danh mục “kiểm soát đặc biệt của Bộ Y tế”, mà không cần đơn chỉ định của bác sỹ. Ảnh: Nguyễn Trung.

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao nhân viên Nhà thuốc An Khang biết rõ ràng đây là các loại thuốc thuộc danh mục “kiểm soát đặc biệt của Bộ Y tế”, bắt buộc phải có đơn chỉ định của bác sỹ mới được phép bán và sử dụng, nhưng vẫn vô tư bán cho người mua? Giả sử, nếu người bệnh mua về sử dụng mà xảy ra biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Việc công khai bán các loại thuốc trên mà không cần tới đơn chỉ định của bác sỹ thì các cửa hàng thốc An Khang có đang coi thường tính mạng người bệnh, bỏ ngoài tai những quy định của pháp luật?

theo thông tin tại website https://mwg.vn/ thì các thương hiệu như: thegioididong, Điện máy XANH, Bách hóa XANH, Nhà thuốc An Khang, 4K Farm đều thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG).
Theo thông tin tại website https://mwg.vn/, thì các thương hiệu như: thegioididong, Điện máy XANH, Bách hóa XANH, Nhà thuốc An Khang, 4K Farm đều thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG). Ảnh: Chụp màn hình.

Trước thực trạng nêu trên, để bảo đảm sự nghiêm minh của luật pháp, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, đề nghị Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược, Sở Y tế TP. HCM cần nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi công khai bán các loại thuốc có khuyến cáo “thuốc bán theo đơn”, thuốc thuộc danh mục “kiểm soát đặc biệt của Bộ Y tế” cho khách hàng, mà không cần tới đơn thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Theo thông tin giới thiệu tại website: https://www.nhathuocankhang.com/, thì chuỗi nhà thuốc An Khang thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Bán Lẻ An Khang; Mã số thuế: 0314587300; Giấy phép kinh doanh: 0313181724; Địa chỉ: Tòa nhà MWG – Công ty cổ phần Thế Giới Di Động Lô T2-1.2, Đường D1, Khu Công Nghệ Cao, Phường Tân Phú, Quận 9, TP. HCM.

Còn theo thông tin tại website https://mwg.vn/ thì các thương hiệu như: thegioididong, Điện máy XANH, Bách hóa XANH, Nhà thuốc An Khang, 4K Farm đều thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG).

Liên quan đến chuỗi cửa hàng Bách hóa XANH, trước đó Thương hiệu và Công luận đã có bài viết phản ánh, dù từng bị cơ quan chức năng tại nhiều tỉnh thành lập biên bản, xử phạt nhiều lần, tuy nhiên nhiều cửa hàng Bách hóa XANH trên địa bàn TP. HCM vẫn công khai bán ra thị trường những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không tem mác và quá hạn sử dụng...

Cửa hàng Bách hóa XANH số 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh. Ảnh: Nguyễn Trung
Cửa hàng Bách hóa XANH số 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh. Ảnh: Nguyễn Trung.

Cụ thể, qua ghi nhận thực tế nhiều ngày (cuối tháng Ba), tại nhiều cửa hàng tên Bách hóa XANH trên địa bàn TP. HCM, Bách hóa XANH số 1 Thích Quảng Đức, phường 13, quận Phú Nhuận; Bách hóa XANH số 87 Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận; Bách hóa XANH số 221 Hoàng Sa, phường Tân Định, quận 1; Bách hóa XANH số 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh; Bách hóa XANH số 268/16 Lý Thái Tổ, phường 1, quận 3, Bách hóa XANH số 335 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh,…), cho thấy:

Hầu hết các cửa hàng tên Bách hóa XANH nêu trên đều bày bán sản phẩm nho đen, trên kệ ghi “nhập khẩu Mỹ, Nam Phi”. Tuy nhiên, trên bao bì của các sản phẩm này lại không có tem mác, không hạn sử dụng, và không niêm yết giá (chỉ ghi dưới kệ là bán theo kg).

Sản phẩm “Nho nhập khẩu” trên bao bì không tem mác, không hạn sử dụng, không niêm yết giá... được bày bán tại cửa hàng Bách hóa XANH 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh. Ảnh: Nguyễn Trung
Sản phẩm “Nho nhập khẩu” trên bao bì không tem mác, không hạn sử dụng, không niêm yết giá... được bày bán tại cửa hàng Bách hóa XANH 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh. Ảnh: Nguyễn Trung.

Bên cạnh đó, tại quầy bán thực phẩm tươi sống, dù sản phẩm ghi trên kệ là “cá hấp”, nhưng trên bao bì không tem mác, không hạn sử dụng, nhưng vẫn được công khai bày bán trên kệ tại một số cửa hàng Bách hóa XANH trên địa bàn TP. HCM.

Sản phẩm được ghi trên kệ là “cá hấp”, nhưng trên bao bì không có tem mác, không ghi hạn sử dụng, được bày bán tại cửa hàng Bách hóa XANH 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh. Ảnh: Nguyễn Trung
Sản phẩm được ghi trên kệ là “cá hấp”, nhưng trên bao bì không có tem mác, không ghi hạn sử dụng, được bày bán tại cửa hàng Bách hóa XANH 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh. Ảnh: Nguyễn Trung.

Đặc biệt, tại khu vực bày bán mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội..., của cửa hàng Bách hóa XANH 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, dù đã hết hạn sử dụng tới 07 tháng, nhưng sản phẩm tắm gội Leffair Be Love vẫn được bày ngăn ngắn trên kệ để phục vụ "thượng đế"…

Sản phẩm tắm gội Be Love đã hết hạn sử dụng 07 tháng, nhưng vẫn được bày bán tại Bách hóa XANH 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh. Ảnh: Nguyễn Trung
Sản phẩm tắm gội Be Love đã hết hạn sử dụng 07 tháng, nhưng vẫn được bày bán tại Bách hóa XANH 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh. Ảnh: Nguyễn Trung
Sản phẩm tắm gội Be Love đã hết hạn sử dụng 07 tháng, nhưng vẫn được bày bán tại Bách hóa XANH 231 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh. Ảnh: Nguyễn Trung.

Trước sự việc nêu trên, Thương hiệu và Công luận đã liên hệ với phía Công ty Cổ phần thương mại Bách Hóa Xanh để làm rõ sự việc (nhưng nhiều ngày trôi qua vẫn chưa nhận được phản hồi), đồng thời có văn bản đề nghị Cục Quản lý Thị trường TP. HCM phối hợp, tiến hành kiểm tra chuỗi cửa hàng Bách hóa XANH trên địa bàn, để làm rõ những vấn đề mà người tiêu dùng đang đặc biệt quan tâm.

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả về vụ việc.

Nguyễn Trung – Nguyễn Tùng

Bài liên quan

Tin mới

Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu
Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi cổ phiếu HPX được giao dịch trở lại, Công ty CP Đầu tư Hải Phát lên kế hoạch chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.