Nhiều năm qua, con đường đấu nối vào khu dân cư phía Đông quốc lộ 1A (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau), do UBND TP Cà Mau làm chủ đầu tư, làm hoài chưa xong. Theo kế hoạch ban đầu, dự án thực hiện từ năm 2016-2017, tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, đến tháng 1/2019, dự án mới được khởi công.

Đường đấu nối vào khu dân cư phía Đông quốc lộ 1A (TP Cà Mau) vẫn dang dở.Đường đấu nối vào khu dân cư phía Đông quốc lộ 1A (TP Cà Mau) vẫn dang dở.

Đối với dự án xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, một trong những dự án trọng điểm của tỉnh, có tổng mức đầu tư 175 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2017-2020, vẫn chưa hoàn thiện. Công trình gồm nhiều hạng mục: Xây dựng kênh thủy lợi (kênh chứa nước và kênh thải), đường giao thông, hệ thống điện gồm đường dây điện trung thế 3 pha, đường dây hạ thế và hệ thống chiếu sáng cho các tuyến đường, xây dựng hạ tầng kỹ thuật...

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, dự kiến đến cuối tháng 12/2020 mới giải ngân hết vốn chuyển nguồn năm 2019 là 31,8 tỷ đồng, trong tháng 11/2020, đã triển khai các gói thầu trong kế hoạch vốn năm 2020. Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 nên việc huy động vốn đối ứng từ người dân gặp khó.

Sở Kế hoạc và Đầu tư tỉnh Cà Mau cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 (gồm cả năm 2019 chuyển sang) là trên 3.981 tỷ đồng. Tính đến tháng 11/2020 đã giải ngân 2.921 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 73%. Còn ở Kiên Giang, tổng vốn đầu tư công của tỉnh trên 6.108 tỷ đồng, đến giữa tháng 11/2020, giải ngân được khoản 3.526 tỷ đồng, đạt gần 58% kế hoạch vốn.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Kiên Giang cũng yêu cầu đoàn công tác liên ngành của tỉnh làm việc với các đơn vị giải ngân thấp để kiểm tra, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ, thực hiện nghiêm cam kết giải ngân đạt 100% vốn đầu tư công của năm 2020 đến cuối năm.

Tại hội nghị chuyên đề về giải ngân vốn đầu tư công mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đánh giá kết quả giải ngân dù có nhiều chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ. Nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân thấp hoặc chưa có sự cải thiện. Yêu cầu các chủ đầu tư rà soát lại tiến độ thực hiện của từng dự án, đối với những dự án chậm phải điều chỉnh nhanh hơn và tập trung quyết liệt để đạt mục tiêu giải ngân 100% vốn được giao.

Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng yêu cầu chủ đầu tư lập danh sách các dự án cần theo dõi và kiểm soát đặc biệt về tiến độ, trong đó nêu rõ từng nội dung công việc phải thực hiện từ nay đến cuối năm 2020 và thời gian thực hiện cụ thể của từng phần việc nhằm hạn chế thấp nhất chuyển nguồn vốn đầu tư công sang năm 2021.

 Thùy Linh