Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều nước EU không dám mạo hiểm cung cấp hệ thống Patriot cho Ukraine

Patriot là hệ thống tên lửa dẫn đường có thể đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tuy nhiên, để sản xuất một hệ thống Patriot cần nhiều thời gian, có thể lên tới 2 năm.

Chính vì vậy, một số quốc gia không muốn cho đi. Đức hiện có 12 hệ thống nhưng đã cung cấp 3 chiếc cho Ukraine. Trong khi đó, Ba Lan - quốc gia giáp biên giới với Ukraine, có 2 hệ thống và cần chúng để phòng thủ.

Mới đây, tại cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng EU, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh Châu Âu Josep Borrell đã bày tỏ sự thất vọng khi các nước thành viên không thể đưa ra các cam kết bổ sung. Ông đồng thời cho biết đang cố gắng để "các nước thành viên hiểu và nhận thức được" sự cần thiết phải làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ Ukraine.

Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Luxembourg để thảo luận về việc tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine. Ảnh: Getty
Ngoại trưởng các nước Liên minh Châu Âu (EU) nhóm họp tại Luxembourg để thảo luận về việc tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine. Ảnh: Getty

Trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine đã bước sang năm thứ 3 và vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, các chính phủ Liên minh Châu Âu đang chịu áp lực phải cung cấp thêm sự hỗ trợ cho Ukraine, nhất là hệ thống phòng không. Tuy nhiên, kể từ khi Ukraine bắt đầu thúc đẩy mua thêm Patriot, lại không có mấy quốc gia Châu Âu hào hứng với đề xuất, bao gồm cả Đức. Nước này đã cung cấp 3 hệ thống Patriot cho Ukraine và hồi tuần trước đã tuyên bố rõ ràng rằng sẽ không cung cấp thêm nữa.

Ngoại trưởng Hà Lan Hanke Bruins Slot cho biết, Hà Lan đang xem xét mọi khả năng vào lúc này và đang đề nghị hỗ trợ tài chính cho sáng kiến của Đức nhằm giúp Ukraine tăng cường phòng không và mua thêm máy bay không người lái.

Tuy nhiên, khi được hỏi tại sao không gửi một số hệ thống Patriot của mình cho Ukraine, Ngoại trưởng Slot thừa nhận nước này đang xem xét đến tình huống có thể cạn kiệt kho vũ khí nếu cung cấp cho Ukraine.

Tuần trước, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nói rằng liên minh quân sự này đã vạch ra các khả năng hiện có của liên minh và có những hệ thống có thể được cung cấp cho Ukraine. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo không nêu tên các quốc gia sở hữu hệ thống phòng không Patriot.

Hệ thống phòng không Patriot tại sân bay Warsaw Babice, Ba Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hệ thống phòng không Patriot tại sân bay Warsaw Babice, Ba Lan. Ảnh tư liệu AFP/TTXVN.

Patriot là hệ thống tên lửa dẫn đường có thể đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Ngoài tính hiệu quả cao, một trong những lợi thế chính của các hệ thống do Mỹ sản xuất là quân đội Ukraine đã được đào tạo để sử dụng chúng.

Tuy nhiên, để sản xuất một hệ thống Patriot cần nhiều thời gian, có thể lên tới 2 năm. Chính vì vậy, một số quốc gia không muốn cho đi. Đức hiện có 12 hệ thống nhưng đã cung cấp 3 chiếc cho Ukraine. Trong khi đó, Ba Lan - quốc gia giáp biên giới với Ukraine, có 2 hệ thống và cần chúng để phòng thủ.

Khi được hỏi liệu Thuỵ Sĩ có cung cấp bất kỳ hệ thống Patriot nào không, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Pål Jonson trả lời: “Tôi không loại trừ khả năng đó, nhưng hiện tại chúng tôi đang tập trung vào việc viện trợ tài chính”. Ông Pal cũng tiết lộ Thụy Điển sẽ gửi các hệ thống khác có thể giảm bớt một số áp lực về nhu cầu sử dụng Patriot tại Ukraine.

Ông lưu ý nhiều hệ thống phòng không của Mỹ có thể sẽ được cung cấp cho Ukraine sau khi Hạ viện Mỹ thông qua gói hỗ trợ 61 tỷ USD vào cuối tuần qua, bao gồm 13,8 tỷ USD để Ukraine mua vũ khí.

Về phần mình, Ngoại trưởng Tây Ban Nha José Manuel Albares nói rằng đất nước của ông sẽ đưa ra quyết định dựa trên khả năng nước này có trong tay để hỗ trợ Ukraine.

Thiên Trường (t/h)

Tin mới

Bị cổ đông "bỏ quên" - doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ
Bị cổ đông "bỏ quên" - doanh nghiệp bế tắc kế hoạch nghìn tỷ

Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bất thành trong năm 2024, dù đã có các chương trình tặng quà, tri ân để thu hút cổ đông...

Ngân hàng Phương Đông (OCB) bổ nhiệm Tổng giám đốc mới
Ngân hàng Phương Đông (OCB) bổ nhiệm Tổng giám đốc mới

Tối 3/5, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 6/5.

Phụ cấp chức danh kiêm nhiệm có được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội không?
Phụ cấp chức danh kiêm nhiệm có được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội không?

Bà Đinh Trang hỏi, Bí thư Đảng ủy và Bí thư Đoàn thanh niên đảm nhiệm chức vụ Chính trị viên và Chính trị viên phó cấp xã được hưởng phụ cấp thâm niên thì khoản phụ cấp này có tính đóng bảo hiểm xã hội không?

Hà Nội triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Hà Nội triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị thí điểm triển khai công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

“Mưa vàng” trải thảm xanh cho Tây Nguyên
“Mưa vàng” trải thảm xanh cho Tây Nguyên

Từ chiều ngày 3 đến sáng 4/5, trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, xuất hiện mưa vừa trên diện rộng ở một số địa phương như Đăk Hà, Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Plông, Đăk Glei, TP.Kon Tum (Kon Tum); TP Pleiku, Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Păh, Mang Yang, Đức Cơ (Gia Lai); Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M’Gar, Krông Búk, Krông Năng và thành phố Buôn Ma Thuột(Đăk Lăk)...

Bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh
Bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Công ty ông Nguyễn Duy Hoàng (Bình Định) được thành lập trên cơ sở chuyển đổi hình thức từ hộ kinh doanh theo chủ trương khuyến khích của nhà nước.