Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự báo thuế thương mại điện tử có thể đạt 39 tỷ USD vào năm 2025

Theo thống kê của Tổng cục Thuế, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đạt khoảng 13,7 tỷ USD năm 2021, tăng khoảng 15% so với năm 2020 và được dự báo có thể đạt 39 tỷ USD vào năm 2025, đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có thị trường thương mại điện tử đứng thứ ba trong khu vực ASEAN.

Viện Chiến lược và chính sách tài chính phối hợp với Tổng cục Thuế tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Thuế đối với thương mại điện tử và dịch vụ số xuyên biên giới: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ).

Thu vào ngân sách hơn 5.400 tỷ đồng

Sự phát triển của công nghệ và internet cùng với sự thay đổi thói quen tiêu dùng và mô hình kinh doanh thương mại do đại dịch Covid-19 đã làm cho thương mại điện tử (TMĐT) và dịch vụ số xuyên biên giới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, TMĐT đã và đang phát triển nhanh, việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quảng cáo... thông qua các website TMĐT, sàn giao dịch TMĐT, các mạng xã hội của nước ngoài trở nên phổ biến.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, kinh doanh TMĐT là loại hình đang phát triển mạnh ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Số thu từ hoạt động này thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu từ năm 2018 đến ngày 14/07/2022 đạt 5.458 tỷ đồng, tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Trong đó, một số nhà cung cấp nước ngoài được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn như: Facebook là 2.076 tỷ đồng; Google là 2.040 tỷ đồng; Microsoft là 699 tỷ đồng.

Nguồn: Tổng cục Thuế. Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Tổng cục Thuế. Đồ họa: Văn Chung.

Ông Nguyễn Như Quỳnh cho biết, các quy định pháp luật về thuế của Việt Nam đã được kiện toàn và có tính bao quát, điều chỉnh đối với hoạt động này, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu thuế. Tuy nhiên, phát triển hoạt động TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới cũng đặt ra nhiều vấn đề, đặc biệt là liên quan đến quản lý thuế do những khó khăn trong quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế, xác định căn cứ tính thuế…

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, số thu khoảng 1.200 tỷ đồng/năm là con số rất khiêm tốn. Cho nên sẽ còn nhiều vấn đề đặt ra và cần nhiều giải pháp trong thời gian tới.

Thông tin đến hội thảo, ông Đặng Ngọc Minh cho biết, ngày 21/03/2022, Bộ Tài chính chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) nhằm hiện đại hóa công tác quản lý thuế, NCCNN có thu nhập từ Việt Nam có thể thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế tại bất kỳ đâu trên thế giới.

Ứng dụng công nghệ vào quản lý thuế thương mại điện tử

Để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, thông tin đến hội thảo, ông Đặng Ngọc Minh cho biết, ngày 06/09/2021 Bộ Tài chính phê duyệt đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT”. Do đó, Tổng cục Thuế đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

Theo đó, Tổng cục Thuế tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt hướng dẫn NCCNN lớn đăng ký, kê khai, nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của ngành Thuế; hoàn thiện quy định pháp luật về thuế để tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu sàn TMĐT trong việc khai thuế, nộp thuế thay cho người bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.

Ba tháng đã đăng ký khai, nộp thuế khoảng 20 triệu USD

Sau hơn 03 tháng triển khai Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài từ ngày 21/03/2022, đến nay đã có 26 nhà cung cấp nước ngoài lớn (Microsoft, Facebook, Netfix; Samsung; TikTok; eBay…) đã đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế với tổng số thuế khoảng 20 triệu USD.

Đồng thời, ngành Thuế tiếp tục hiện đại hóa công tác quản lý thuế; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để kết nối, lưu trữ thông tin để hỗ trợ, kết nối với người nộp thuế (NCCNN, sàn TMĐT...) theo hình thức điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với TMĐT; thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên và theo chuyên đề đối với hoạt động TMĐT...

TS.Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính) đưa ra nhiều gợi ý các giải pháp để quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT. Trong đó, ông cho rằng, cần bổ sung những trường hợp mà sàn giao dịch TMĐT phải có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho cá nhân. Theo đó, đối với 2 trường hợp sau đây sàn giao dịch TMĐT phải thực hiện kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho cá nhân: sàn giao dịch TMĐT thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán; sàn giao dịch TMĐT thỏa thuận với cá nhân về việc đặt hàng trực tuyến và sàn giao dịch TMĐT tham gia điều hành, kiểm soát hoạt động giao hàng và thanh toán của người mua cho cá nhân.

Ông Nguyễn Việt Anh, chuyên gia quản trị công cao cấp của WB tại Việt Nam, cho rằng đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT), cần quy định vai trò của các nền tảng số, chợ điện tử trong việc kê khai và nộp thuế của các thương nhân hoạt động trên các nền tảng này. Ý kiến này nhận được sự đồng tình của một số phát biểu sau đó cho rằng, cần tăng cường hiệu quả của việc thu thuế GTGT bằng cách yêu cầu các nhà khai thác nền tảng kỹ thuật số, thu và nộp thuế GTGT đối với doanh số bán hàng được thực hiện thông qua nền tảng của họ.

Trên thực tế, việc chống thất thu thuế TMĐT đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế quyết liệt triển khai, bước đầu đã có những kết quả khả quan. Tuy nhiên, thời gian tới, rất cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, các cơ quan có liên quan chia sẻ, kết nối thông tin và có biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm, nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế.

H.T (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tỷ giá USD hôm nay 29/3: Tiếp tục leo dốc trước dữ liệu quan trọng
Tỷ giá USD hôm nay 29/3: Tiếp tục leo dốc trước dữ liệu quan trọng

Tỷ giá USD hôm nay 29/3, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,18%, đạt mốc 104,53. Đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố vào hôm nay.

Người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo", cơ quan nào xử lý?
Người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo", cơ quan nào xử lý?

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, không chỉ tại Hà Nội, TP. HCM, thực trạng người mua nhà mắc kẹt trong những "dự án treo" còn xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành.

Giá vàng hôm nay 29/3: Giá vàng thế giới vượt mốc lịch sử
Giá vàng hôm nay 29/3: Giá vàng thế giới vượt mốc lịch sử

Giá vàng hôm nay 29/3, giá vàng SJC trong nước tăng nhẹ, dao động mức 81 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce.

BIDV và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác
BIDV và Học viện Tài chính tăng cường hợp tác

Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 vừa được ký kết giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Học viện Tài chính sẽ là đòn bẩy giúp tăng cường thế mạnh của mỗi đơn vị trên hành trình hướng tới thành công.

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Vùn vụt tăng
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Vùn vụt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, giá dầu thế giới tăng vùn vụt với dầu WTI tăng 2,24%, dầu Brent tăng 1,61%.

Giá cà phê hôm nay 29/3: Cà phê trong nước tăng kỉ lục
Giá cà phê hôm nay 29/3: Cà phê trong nước tăng kỉ lục

Giá cà phê hôm nay, 29/3, giá cà phê trong nước có mức tăng kỉ lục, 1.700 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 99.700 đồng/kg