Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Nhóm hạt nhân mới” đe dọa thế giới

Kho vũ khí tên lửa của Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đẩy thể giới vào cuộc chạy đua mới và mối đe dọa mới.

THCL - Kho vũ khí tên lửa của Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đẩy thể giới vào cuộc chạy đua mới và mối đe dọa mới.

Vào đầu tháng 2 đã có hai quốc gia tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo bao gồm Trung Quốc và Iran. Trung Quốc có khả năng sẽ trang bị cho các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa với nhiều đầu đạn hạt nhân, còn Iran có các loại tên lửa đạn đạo mang đầu đạn nổ có sức công phá lớn.

Sau cuộc thử nghiệm Trung Quốc đã tuyên bố rằng, tên lửa DF-5C với 10 đầu đạn hạt nhân có khả năng đánh chặn các loại vũ khí hiện đại. Liên quan đến sự kiện này, các chuyên gia phương Tây đã tìm hiểu tình trạng kho vũ khí tên lửa chiến lược của một số quốc gia “câu lạc bộ hạt nhân”.

Trung Quốc

Trung Quốc chưa bao giờ công khai các dữ liệu về số lượng và thành phần vũ khí tên lửa của họ. Những thông tin này được đưa ra nhờ trinh sát, thám báo thu được hay thông tin này được dựa hoàn toàn vào phán đoán. Theo nguồn tin này, số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể vươn tới Hoa Kỳ của Trung Quốc có thể từ 66 đến 100 tên lửa.

“Nhóm hạt nhân mới” đe dọa thế giới - Hình 1

Trung Quốc không công khai về số lượng và thành phần vũ khí tên lửa của họ.

 Loại tên lửa lâu nhất được trang bị cho quân đội Trung Quốc vào năm 1981 là tên lửa nhiên liệu lỏng DF-5 (Dongfeng) được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính. Nó có khả năng mang một đầu đạn với công suất từ 1 Mt đến 3 Mt, và tầm bắn có thể hơn 12000 km.

Loại tên lửa này được liên tục hiện đại hóa. Phiên bản tên lửa DF-5A được trang bị khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ của đối phương. Ngoài ra, tầm bắn cũng tăng lên khoảng hơn 13000 km, phiên bản mới này có khả năng mang theo loại đầu đạn phân mảnh dẫn đường độc lập với công suất lên tới 300 Kt và nó cũng có khả năng mang theo 4-8 đầu đạn hạt nhân.

Và bây giờ Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm phiên bản tên lửa mới DF-5C có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân. Dựa vào những thành công mà Trung Quốc đạt được, các chuyên gia cho rằng, loại tên lửa DF-5C có thể đạt vận tốc siêu thanh và dễ dàng vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa với vận tốc cực lớn.

Song song với quá trình phát triển dòng tên lửa nhiên liệu lỏng, vào giữa thập niên 80 Trung Quốc bắt đầu phát triển loại tên lửa nhiên liệu rắn ba tầng DF-31, loại tên lửa này tương đối giống “Topol” của Nga.

DF-31 được trang bị cho quân đội Trung Quốc vào giữa những năm 2000. Sau đó họ tiếp tục nâng cấp và cho ra phiên bản DF-31A với tầm bắn hơn 11500 km, có khả năng mang theo 3 đến 4 đầu đạn hạt nhân phân mảnh dẫn đường độc lập với công suất mỗi đầu đạn lên đến 1 Mt.

Và cuối cùng, phiên bản mới nhất, mạnh nhất của Trung Quốc đó là loại tên lửa DF-41 với tầm bắn lến tới 15000 km. Nó có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân dẫn đường độc lập. Tổng công suất của chúng có thể đạt tới 10 Mt. Chúng có thể sẽ được đặt trên các tàu hỏa và di chuyển bằng đường sắt. Hiện nay đang tiếp tục tiến hành thử nghiệm.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có loại tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 phóng từ tàu ngầm chiến lược thuộc dự án 094 “Jin”. Đây là một biến thể của phiên bản DF-31, chúng có thể mang theo 1 đến 4 đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn khoảng 8000 km đến 12000 km.

Ấn Độ

Trong thập kỷ gần đây, Ấn Độ chỉ mới bắt đầu phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa nhiên liệu rắn đặt trên container di động.

Tuy nhiên, Ấn Độ đang sở hữu số lượng đầu đạn hạt nhân tương đối lớn đủ để trang bị cho khoảng 250 tên lửa đạn đạo tầm gần và tầm trung. Loại tên lửa ”Agni” bao gồm 4 biến thể khác nhau, tất cả đều thuộc loại nhiên liệu rắn và nằm trên các xe di động. “Agni-1” với tầm bắn khoảng 700 km, “Agni-2” với tầm bắn 2000 km, “Agni-3” với tầm bắn 3500 km và “Agni-5” với tầm bắn 5000 km.

Hai loại tên lửa đầu tiên đã phục vụ trong lực lượng vũ trang vào đầu năm 2000. Hai loại tên lửa “Agni-và “Agni-5” được trang bị cho quân đội Ấn Độ vào giữa thập kỷ này.

Trong đó loại tên lửa “Agni-5” có sức mạnh đáng kể nhất. Đây là loại tên lửa 3 tầng với động cơ nhiên liệu rắn. Vỏ của chúng được làm bằng vật liệu với lớp phủ thích hợp cho phép chúng khó bị phát hiện trên radar đối phương.

Khối lượng toàn bộ 50 tấn, dài  17.5 m, đường kính 2 m và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Theo một số nguồn tin, tầm bắn của loại tên lửa này lớn nhiều khoảng 8000 km. Điều này có nghĩa là chúng có thể được coi là tên lửa liên lục địa.

Ấn Độ còn có dòng tên lửa BR “Prithvi”. Đây là loại tên lửa tầm ngắn, phiên bản mạnh nhất có tầm bắn tối đa khoảng 350 km. Phiên bản nâng cấp đầu tiên sử dụng động cơ S-75 của Liên Xô.

Ban đầu chúng sử dụng nhiên liệu lỏng nhưng đến “Prithvi-3” sử dụng nhiên liệu rắn. Trong những năm 90, những tên lửa này được trang bị đầu đạn hạt nhân. Nhưng với sự xuất hiện của tên lửa “Agni”, “Prithvi” không được trang bị đầu đạn hạt nhân mà được trang bị đầu đạn thông thường.

Hiện nay Ấn Độ đang nghiên cứu và phát triển biến thể của phiên bản “Agni-3” dành cho tàu ngầm hạt nhân “Arihant”.

Pakistan

Đất nước này đang bắt đầu phát triển tiềm năng hạt nhân của mình nhằm chống lại mối đe dọa hạt nhân từ  Ấn Độ. So với  Ấn Độ, Pakistan bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo muộn hơn một chút. Sau khi Ấn Độ cho ra đời loại tên lửa “Agni-5” Islamabad mới bắt đầu đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn tương tự hoặc lớn hơn.

Theo nguồn tin hiện nay họ đang phát triển loại tên lửa “Taimur” với tấm bắn lên tới 7000 km nhưng thời hạn hoàn thành chưa được công bố.

Pakistan sở hữu rất nhiều loại tên lửa tầm ngắn khác nhau với tầm bắn lớn nhất lên đến 500 km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, bao gồm “Abdali”, “Ghaznavi”, “Shaheen-1”, “Shaheen-1A”. Ngoài ra họ còn có dòng tên lửa nhiên liệu lỏng “Gauri” với tầm bắn tối đa lên đến 2000 km.

Cần lưu ý rằng, để tạo ra tên lửa Pakistan đã hợp tác rộng rãi với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Đây là cách để Islamabad có được công nghệ để tạo ra động cơ nhiên liệu rắn.

Khi hợp tác với Trung Quốc đã giúp họ tạo ra loại tên lửa mạnh nhất của họ hiện tại “Shaheen-2”  với tầm bắn từ 2500 km đến 3500 km và khối lượng phần chiến đấu đạt 100 Kt. 

Bắc Triều Tiên

Ngành công nghiệp tên lửa của Bắc Triều Tiên mang về cho đất nước nguồn ngân sách đáng kể từ việc bán ra nước ngoài các loại tên lửa chiến thuật với tầm bắn không vượt quá 100 km.

Đồng thời cũng là một trong những quốc gia phát triển và chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa với tấm xa từ 8000 km đến 10000 km. Loại tên lửa này là “Taepodong-2” thuộc loại nhiên liệu rắn và được phương Tây ký hiệu là ND-08.

Công nghệ tên lửa của Bắc Triều Tiên có nguồn gốc từ những năm cuối thập niên 60 với sự giúp đỡ tích cực của các chuyên gia Liên Xô. Bắt đầu chế tạo loại tên lửa tầm ngắn với tầm bắn chỉ 65 km với khối lượng 450 kg.

Trong một thời gian dài họ tự nghiên cứu dựa trên các loại tên lửa mua của Trung Quốc và Liên Xô, giữa những năm 90 họ đã ra mắt tên “Rodong-1” với tầm bắn 1000 km và khối lượng 1000 tấn. Vào cuối thế kỷ 20 họ tiếp tục cho ra đời tên lửa “Nodong-2” với tầm bắn tăng lên gấp đôi. 

Bước đột phá này đạt được nhờ thành công trong việc sử dụng động cơ nhiên liệu rắn và công thức pha chế hỗn hợp nhiên liệu hiệu quả. Nhờ ứng dụng công nghệ này họ đã cho ra đời loại tên lửa đạn đạo “Taepodong-1”. Chúng xuất hiện lần đầu trong cuộc diễu binh quân sự vào năm 2010, có chiều dài 27 m, tầm bắn từ 3200 km đến 4000 km. Nhờ loại tên lửa này Triêu Tiên đã bắt đầu phóng vệ tinh vào quỹ đạo.

Sau đó trong cuộc diễu binh năm 2012 xuất hiện tên lửa “Tepeodon-2” với chiều dài 35 m và tầm bắn từ 8000 km đến 10000 km. nó thuộc loại tên lửa đạn đạo liên lục địa. Tuy nhiên hiện nay chúng vẫn chưa chính thức được trang bị trong lực lượng vũ trang của nước này. 

Việc xuất hiện ngày càng nhiều quốc gia đặc biệt họ có không phải là đồng minh của Mỹ ngày càng khiến Mỹ lo lắng và đẩy thế giới vào cuộc chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân. Hiện nay thỏa thuận hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân dường như đã bị hủy bỏ thay vào đó cả Nga, Trung Quốc và các nước khác tích cực tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình.

Chí Huy - Baodatviet

Bài liên quan

Tin mới

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Shinhan Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính năm 2023
Shinhan Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính năm 2023

Shinhan Life Việt Nam vừa công bố Báo cáo Tài chính năm 2023 với doanh thu đạt 391 tỷ đồng, tỷ lệ thanh toán tối thiểu ở mức cao 10.721%.

PV Drilling (PVD) đặt mục tiêu lãi ròng năm 2024 đạt 380 tỷ đồng
PV Drilling (PVD) đặt mục tiêu lãi ròng năm 2024 đạt 380 tỷ đồng

Năm 2024, PV Drilling có kế hoạch đầu tư khoảng 2.661 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là thực hiện các dự án chuyển tiếp từ năm 2023 như cụm thiết bị sửa giếng HWU, xây dựng nhà xưởng...