Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhu cầu dăm gỗ thời gian tới tiếp tục tăng cao, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Các chuyên gia nhận định, nhu cầu dăm gỗ thời gian tới tiếp tục tăng. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp dăm của Việt Nam.

Ngày 9/8, Bộ NN&PTNT phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) tổ chức hội nghị giao ban các hiệp hội gỗ và lâm sản năm 2023. Tại hội nghị, tác giả từ VIFOREST và tổ chức Forest Trends đã đưa ra báo cáo cập nhật về tình hình sản xuất và nhu cầu thị trường dăm gỗ thời gian tới.

Theo Báo cáo của nhóm, so với cùng kỳ năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của 6 tháng đầu năm 2023 đã giảm gần 19% về lượng (đạt 6,17 triệu tấn) và hơn 15% về giá trị (đạt hơn 1 tỷ USD).

Giá dăm xuất khẩu đã hạ nhiệt so với giá năm 2022. Mức giá xuất khẩu trung bình 6 tháng đầu năm 2023 đạt 162,9 USD/tấn. Trong tháng 5 và 6, giá xuất khẩu dăm gỗ giảm về mức hơn 140 USD/tấn, giảm gần 1/3 so với mức giá đỉnh điểm vào tháng 9 và 10/2022.

Hiện có 77 doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Hiện có 77 doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Đỗ Hương.

Trung Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường nhập khẩu dăm gỗ nhiều nhất của Việt Nam. Lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào 2 thị trường này chiếm gần 95% tổng lượng và giá trị xuất khẩu từ Việt Nam vào tất cả các thị trường trong năm 2022 và hơn 90% trong 6 tháng đầu năm 2023. Kim ngạch xuất vào Trung Quốc luôn chiếm trên dưới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, cầu tại thị trường Trung Quốc giảm mạnh trong năm 2023, còn thị trường Nhật Bản cũng sụt giảm nhẹ, kéo theo giá dăm xuất khẩu giảm.

Số doanh nghiệp dăm gỗ tham gia thị trường đã giảm từ 91 doanh nghiệp năm 2021 xuống 77 doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023.

Giá xuất khẩu dăm gỗ trung bình của Việt Nam tăng mạnh kể từ quý II/2022 và có thời điểm đạt đỉnh hơn 200 USD/tấn vào cuối quý III/2022, nhưng đã giảm mạnh trong quý II/2023 về mức hơn 140 USD/tấn, tức là giảm gần 1/3 so với thời điểm giá tăng trần vào tháng 9 và 10/2022.

Theo nhóm nghiên cứu dẫn nguồn từ Tổng cục Hải quan cho thấy, hiện dăm gỗ từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đang có dấu hiệu tăng trở lại, kể cả về lượng và giá xuất khẩu. Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của ngành dăm gỗ Việt Nam trong tương lai. Một số tín hiệu cho thấy cầu về dăm gỗ cho nguyên liệu đầu vào để sản xuất giấy tại Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đây sẽ tiếp tục là cơ hội cho các doanh nghiệp dăm của Việt Nam.

Xuất khẩu sang Nhật và Hàn Quốc sẽ không có nhiều biến động. Với sự gia tăng đột biến về lượng nhập vào Indonesia trong thời gian gần đây, Indonesia có thể là một thị trường tiềm năng trong việc nhập khẩu dăm gỗ từ Việt Nam.

Với một số nhà máy điện than đang vận hành tại Việt Nam thử nghiệm việc chuyển đổi một phần sang sử dụng dăm gỗ (và viên nén), trong tương lai, cầu viên nén tại thị trường nội địa (Việt Nam) có thể được hình thành và mở rộng.

Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra đánh giá khả năng, nhu cầu sẽ tăng mạnh trong bối cảnh Việt Nam đang có những nỗ lực rất lớn trong thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về 0 cho tới năm 2050.

"Chính phủ có thể tạo ra những cơ chế đặc biệt, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng than với mức phát thải cao chuyển đổi sang sử dụng nguồn nguyên liệu sạch hơn, bao gồm dăm gỗ và viên nén. Điều này xảy ra sẽ dẫn đến cầu viên nén tại nội địa sẽ mở rộng rất lớn trong tương lai. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất dăm gỗ phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước sẽ có thể sẽ có cạnh tranh lớn, không chỉ giữa các doanh nghiệp dăm mà còn giữa các doanh nghiệp ngành dăm với các doanh nghiệp cùng sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào là gỗ rừng trồng, bao gồm viên nén, MDF và ván bóng", TS. Tô Xuân Phúc, trưởng nhóm nghiên cứu nhận định.

Tiến sĩ Tô Xuân Phúc khuyến nghị, cần có những nghiên cứu chi tiết về các khía cạnh cạnh tranh này nhằm cân bằng và ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho các hợp phần này.

Tâm An

Tin mới

Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ
Thái Nguyên: Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu tăng 21,1% so với cùng kỳ

Theo đánh giá của Cục Thống kê Thái Nguyên, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 4 nói riêng và 4 tháng đầu năm 2024 nói chung.

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa phục vụ khoảng 1,52 triệu lượt khách, tăng 27,2%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8%, là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch.

Sử dụng VNeID trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024
Sử dụng VNeID trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết tâm thực hiện mục tiêu thống nhất sử dụng một tài khoản là VNeID trong thực hiện thủ tục hành chính từ ngày 1/7/2024 để tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và Nhà nước.

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

 Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.

Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Tuyến đê tả sông Mậu Khê xuống cấp trước mùa mưa bão
Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Tuyến đê tả sông Mậu Khê xuống cấp trước mùa mưa bão

Tuyến đê thuộc gói thầu thi công kè chống sạt lở và hoàn thiện mặt cắt đê tả sông Mậu Khê, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hóa) vừa được thi công và đưa vào sử dụng chưa lâu. Đến nay, nhiều vị trí của tuyến đê đang xuất hiện tình trạng xuống cấp, người dân địa phương cho rằng công trình xuống cấp là do đơn vị thi công công trình không đảm bảo chất lượng.

Tuyến đường quy mô lớn nhất tỉnh Ninh Bình sẽ khai thác vào dịp 2/9
Tuyến đường quy mô lớn nhất tỉnh Ninh Bình sẽ khai thác vào dịp 2/9

Dự án tuyến đường giao thông Đông - Tây có tổng mức đầu tư trên 1.900 tỉ đồng. Đây là dự án đường giao thông có quy mô lớn nhất từ trước đến nay do tỉnh Ninh Bình phê duyệt.