Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhu cầu mua BĐS tăng cao những tháng cuối năm

Thị trường BĐS đang chứng kiến sự gia tăng nhu cầu mua nhà, dòng vốn đổ về thị trường tích cực, kỳ vọng thị trường BĐS sẽ sớm “bình thường mới”.

Ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, dưới tác động của đại dịch Covid-19, đặc biệt là đợt bùng phát lần thứ 4 với diễn biến phức tạp, bất động sản là một trong những ngành chịu tác động và thiệt hại nặng nề. Thị trường bất động sản ở nhiều tỉnh, thành gần như đóng băng, hầu hết hoạt động liên quan đến giao dịch bất động sản thứ cấp không thể diễn ra. Trong thời gian giãn cách từ tháng 6 đến tháng 10, hơn 70% các sàn giao dịch gặp khó khăn, chỉ có khoảng 30% sàn giao dịch hoạt động với công suất khoảng 50%. Thị trường bị tổn thương và người mua sụt giảm mạnh.

Thế nhưng dù trong khó khăn, doanh nghiệp BĐS vẫn linh hoạt và chủ động tìm giải pháp thích nghi qua nền tảng công nghệ, thông qua giới thiệu dự án trên nền tảng mạng xã hội. Nhiều dự án tìm cách giao dịch online… đây là những giải pháp thích nghi giúp thị trường không hoàn toàn đóng băng trong thời gian giãn cách. Đến tháng 10, thị trường hồi phục phần nào, nhiều công ty môi giới học cách thích nghi tốt hơn và sẵn sàng cho thời gian tới nếu thị trường phải chịu thêm những tác động mới từ dịch bệnh. Bên cạnh đó, khách hàng cũng đang dần hồi phục niềm tin vào thị trường nhà đất, bắt đầu muốn tìm kiếm sản phẩm để đầu tư trở lại. Trong suốt giai đoạn dịch bệnh năm 2020-2021, nhu cầu mua nhà bị kìm hãm khá nhiều do nguồn cung hạn chế. Những khách hàng bị gián đoạn mục tiêu đầu tư đang bắt đầu tìm hiểu cơ hội đầu tư mới, dù thận trọng hơn nhưng cũng cho thấy nhiều tín hiệu khởi sắc tích cực cho thị trường.

Nhu cầu mua BĐS tăng cao những tháng cuối năm
Nhu cầu mua BĐS tăng cao những tháng cuối năm

Cùng quan điểm trên, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc CBRE Việt Nam nhận định, đại dịch diễn ra từ năm 2020 nhưng phải đến nay mới nhìn thấy ảnh hưởng, đặc biệt trong quý 2-3/2021. TP.HCM là thị trường bị ảnh hưởng lớn nhất vì giãn cách xã hội kéo dài trong 4 tháng, nhất là phân khúc nhà ở. Rất nhiều dự án, rất nhiều kế hoạch triển khai của doanh nghiệp bị đình trệ. Thống kê của CBRE tại TP. HCM chỉ có 2 dự án được mở bán dưới hình thức trực tuyến. Hạn chế giao dịch khi tâm lý thận trọng của cả các nhà đầu tư và khách hàng, khiến cho nguồn cung - tổng số lượng căn hộ chỉ 1.600, chủ yếu phân khúc cao cấp. Nguồn cung trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 7.500 căn, giảm hơn 30% so với cùng kỳ và là cột mốc thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Về nhu cầu, ở TP.HCM do nguồn cung giảm nên tỷ lệ chào bán cũng giảm. Tuy nhiên dù ảnh hưởng dịch bệnh, tình hình chào bán vẫn khá cao cho thấy nhu cầu vẫn tốt. Trong 9 tháng đầu năm, TP.HCM tiêu thụ hơn 9.000 căn hộ, tiêu thụ cả nguồn hàng tồn kho. Một điểm đáng lưu ý là những khu vực vùng ven như Đồng Nai, Bình Dương, Long An có tỷ lệ bán thành công tốt ngay trong thời điểm dịch. Điều này khẳng định nhu cầu về giao dịch BĐS vẫn rất lớn và đang bị kìm hãm vì thiếu cung.

Bàn về tiềm năng của thị trường trong các tháng cuối năm, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, so với các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây, đại dịch Covid-19 tác động tới nền kinh tế và lĩnh vực bất động sản có sự khác biệt. Trước đây, khi gặp khó khăn thì nhu cầu sụt giảm ngay lập tức. Nhưng ở đại dịch lần này, sự sụt giảm giao dịch của thị trường đến từ yếu tố thiếu hụt nguồn cung chứ không đến từ nhu cầu mua nhà suy giảm. Khác biệt thứ hai là việc giá bất động sản không giảm trong thời điểm dịch. Giá BĐS tại nhiều phân khúc trong 9 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng trung bình từ 9-17% so với cùng kỳ, điều này phản ánh sức mua thực của thị trường vẫn lớn, nhất là ở phân khúc căn hộ. Dòng tiền rẻ, lãi suất thấp ở các nước và cả ở Việt Nam khiến cho dòng tiền chờ vào bất động sản tương đối dồi dào thời gian qua. Đồng thời, dù nhiều phân khúc BĐS như văn phòng, nghỉ dưỡng, khách sạn gặp khó khăn nhưng các lĩnh vực khác vẫn hoạt động tốt trong dịch như bất động sản khu công nghiệp, logictics...

Về khả năng phục hồi của thị trường, ông Cấn Văn Lực cho rằng, thị trường đang có rất nhiều động lực để tăng trưởng khả quan. Yếu tố kinh tế của Việt Nam được dự báo phục hồi khá nhanh, sẽ như một chiếc lò xo bật dậy mạnh mẽ sau kìm nén và thị trường BĐS cũng sẽ đi theo sức bật này. Quý 4/2021 nền kinh tế được dự báo phục hồi trở lại với mức tăng trưởng khoảng 4% và cả năm tăng trưởng khoảng 2,5%. Theo mục tiêu tăng trưởng năm 2022, Chính phủ vẫn chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư công mạnh hơn, môi trường pháp lý được khơi thông qua việc sửa đổi 4 luật: Luật nhà ở, Luật đất đai, Luật kinh doanh BĐS và một số điểm trong Luật xây dựng. Chính phủ đang rất quyết liệt trong việc xây dựng chương trình phục hồi kinh tế trong 2 năm 2022-2023 và sẽ có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho khối doanh nghiệp. Với những chương trình này cộng với khả năng nền kinh tế sẽ như lò xo bật sau đại dịch, kỳ vọng khả năng tăng trưởng GDP trong năm 2022 sẽ ở mức 6,5-7%.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Bloomberg Mỹ phân tích như thế nào về sức “nóng” của bất động sản Việt Nam?
Bloomberg Mỹ phân tích như thế nào về sức “nóng” của bất động sản Việt Nam?

Hãng thông tấn Bloomberg mới đây đã đăng tải một bài phân tích về cơ hội và tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam.

Bắc Ninh: Khai trừ khỏi Đảng nhiều cán bộ vi phạm quản lý đất đai
Bắc Ninh: Khai trừ khỏi Đảng nhiều cán bộ vi phạm quản lý đất đai

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh vừa thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng nhiều nguyên cán bộ lãnh đạo huyện Gia Bình do liên quan vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai.

Thu hồi lô thuốc điều trị ung thư Temozolomid Ribosepharm 100 mg
Thu hồi lô thuốc điều trị ung thư Temozolomid Ribosepharm 100 mg

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ra thông báo thu hồi toàn quốc đối với lô thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg, do lô thuốc nhập khẩu nhưng không có tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt và các tài liệu kèm theo - thuốc vi phạm mức độ 3.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Dubai
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Dubai

Ông Mohammad Ali Rashed Lootah, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Dubai Chambers cho rằng, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp Dubai trong lĩnh vực đầu tư và xúc tiến thương mại. Các thành viên của Dubai chamber đánh giá cao cơ hội và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Bình Định: Nhơn Hải sản phẩm mới, trải nghiệm mới của du lịch cộng đồng
Bình Định: Nhơn Hải sản phẩm mới, trải nghiệm mới của du lịch cộng đồng

Bà Nguyễn Thị Kim Chung - Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho biết: “Hiện nay, khách du lịch ngày càng quan tâm đến du lịch bền vững và tìm kiếm những trải nghiệm mới, thiết thực, khám phá những giá trị truyền thống của người dân địa phương. Đây là loại hình sản phẩm du lịch mới tại một số địa bàn có nhiều tiềm năng, đồng thời du lịch cộng đồng khi được phát triển sẽ khắc phục những nhược điểm thường thấy của hoạt động du lịch do người dân thực hiện.

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư thận trọng cho vị thế mua mới cổ phiếu
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư thận trọng cho vị thế mua mới cổ phiếu

Theo chuyên gia, tại thị trường chứng khoán hôm nay, ngày 10/5, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng cho vị thế mua mới, chỉ ưu tiên mua thăm dò ở những mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh tăng trưởng trong quý I/2024 khi thị trường chung có nhịp chỉnh.