Những điều cần biết về nhãn hàng hóa và mức xử phạtNhững điều cần biết về nhãn hàng hóa và mức xử phạt (Ảnh: QN)

Việc ghi và dán nhãn mác hàng hóa giúp cho người tiêu dùng, người mua dễ dàng nhận biết hàng hóa, dễ dàng lựa chọn trong quá trình mua sắm, giúp cho cơ quan nhà nước dễ dàng và thuận tiện trong quá trình quản lý hàng hóa cũng như dễ dàng hơn trong quá trình kiểm tra. Việc ghi nhãn mác rõ ràng không chỉ giúp cho nhà sản xuất ghi danh được thương hiệu của mình trên thị trường mà còn là thể hiện quyền về sở hữu trí tuệ giúp cho việc phát triển thương hiệu và tăng lợi nhuận kinh doanh.

Điều 9 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.

Mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hàng hóa không có nhãn mác quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP . Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

d)  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.”

Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ không thực hiện việc ghi và dán nhãn mác hàng hóa thì có thể xử phạt đến 100.000.000 đồng.

QN