Hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp

Vừa qua, Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tiếp nhận hồ sơ, tư vấn và hỗ trợ gần 7.180 doanh nghiệp và 2.030 cá nhân đăng ký tài khoản; xử lý gần 9.670 hồ sơ thông báo website TMĐT và 625 hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT; tiếp nhận và xử lý gần 1.800 lượt phản ánh trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT; phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hà Giang cung cấp thông tin, xử lý trên 100 trường hợp như vi phạm liên quan tới website TMĐT; yêu cầu trên 30 website TMĐT bán hàng và các website cung cấp dịch vụ TMĐT kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm pháp luật trên các website và ứng dụng TMĐT.

Cục đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, VTV24 và các doanh nghiệp TMĐT triển khai chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ “Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2017” - sự kiện thường niên lớn nhất về thương mại điện tử do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức.

Những người tiên phong trong lĩnh vực công nghệ - Hình 1

Quang cảnh hội nghị

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị không chỉ chung chung đánh giá đã có sự phối hợp tích cực mà phải chủ động đưa ra các yêu cầu với nhau. Cụ thể, Cục Xuất nhập khẩu có những yêu cầu cụ thể với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để hỗ trợ doanh nghiệp. Cục Xúc tiến thương mại thì phải tính toán làm thế nào để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thông qua thương mại điện tử thúc đẩy xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Bộ trưởng chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số quan tâm, chú trọng phát triển 3 lĩnh vực: Hợp tác quốc tế, đào tạo, thông tin tuyên truyền. Theo đó, cả ba lĩnh vực này đều rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của TMĐT nước ta.

Bộ trưởng nhấn mạnh: "Các đồng chí không chỉ thực hiện những hoạt động mang tính chuyên ngành về thương mại điện tử, mà đang góp phần cùng với Bộ xây dựng thành công Chính phủ điện tử", hỗ trợ doanh nghiệp và người dân một cách cụ thể nhất, bằng những hành động thiết thực nhất.

Bộ trưởng yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Văn phòng Bộ xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để trong tháng 3 tới đây, Bộ Công Thương sẽ ký kết quy chế phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông… nhằm thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử, các dịch vụ công trực tuyến, xây dựng Chính phủ kiến tạo, cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2018

Cũng tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Đặng Hoàng Hải xác định, năm 2018 là một năm bản lề. Theo đó, để tiếp thu và triển khai có hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, tập thể Lãnh đạo và cán bộ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thống nhất 10 nhiệm vụ chủ yếu:

Một là, hoạt động nghiên cứu, xây dựng thể chế, chính sách cho thương mại điện tử và kinh tế số: Xây dựng Báo cáo tổng kết 5 năm thực thi Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử và đề xuất khung chính sách, pháp luật cho TMĐT giai đoạn tới;

Hai là, thực thi pháp luật và xử lý vi phạm: Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về TMĐT, tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động TMĐT; tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác phối hợp với cơ quan Quản lý thị trường, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao (C50) – Bộ Công an và các đơn vị liên quan trong hoạt động chống gian lận thương mại trên môi trường trực tuyến.

Ba là, phát triển hạ tầng cho kinh tế số: Tiếp tục hoàn thiện và mở rộng chức năng của hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia Keypay; mở rộng phạm vi áp dụng của Chương trình một thẻ quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp; nghiên cứu, xây dựng mô hình logistics kết nối sản xuất, kinh doanh cho khu vực nông thông, miền núi; hợp tác với Viettel Post xây dựng hạ tầng chuyển phát trên nền tảng công nghệ cho thị trường TMĐT Việt Nam...

Bốn là, Triển khai Chương trình phát triển TMĐT và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT: Tiếp tục triển khai Chương trình phát triển TMĐT quốc gia năm 2018, hỗ trợ các địa phương xây dựng và thực hiện các đề án ứng dụng và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT; Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các website, cơ sở dữ liệu phục vụ doanh nghiệp...

Năm là, hoạt động thống kê, tuyên truyền, phổ biến TMĐT: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và tập huấn đào tạo cho các Chi Cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương các địa phương về Công tác quản lý nhà nước về TMĐT và quy trình thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong TMĐT. Cảnh báo cho người dân về các hành vi vi phạm pháp luật trong TMĐT...

Sáu là, nghiên cứu khoa học: Xây dựng Báo cáo về tình hình và xu hướng phát triển TMĐT, kinh tế số của thế giới...

Bảy là, hợp tác quốc tế: Thúc đẩy hợp tác song phương và hợp tác đa phương

Tám là, cải cách thủ tục hành chính, triển khai dịch vụ công trực tuyến

Chín là, phát triển và ứng dụng CNTT trong ngành Công thương

Mười là, trong công tác tổ chức, hành chính, tài chính: Tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức, tài chính, nâng cao chất lượng cán bộ nhằm tăng hiệu quả làm việc

Thanh Bình