Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin Covid-19

Theo các chuyên gia, tác dụng phụ sau tiêm vắc xin Covid-19 cho thấy vắc xin đã kích hoạt cơ thể đang bảo vệ chống lại Covid-19.

Có 30% trường hợp bị đau đầu sau tiêm vắc xin Covid-19Có 30% trường hợp bị đau đầu sau tiêm vắc xin Covid-19

Một số tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng:

Đau ở chỗ tiêm: Khoảng 70% đến 80% số người cảm thấy đau cánh tay ở vị trí tiêm, mẩn đỏ hoặc sưng tấy. Tuy nhiên, có thể làm dịu chúng bằng một chiếc khăn mát, đắp hoặc chườm.

Sưng hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết sưng lên khi tiêm vắc xin giống như khi bị bệnh và xảy ra ở khoảng 1/10 số người tiêm vắc-xin Moderna. Tình trạng sưng tấy này xảy ra ở ở vùng dưới cánh tay gần vết tiêm. Nguyên nhân là do các hạch bạch huyết đang hoạt động quá mức tạo ra các kháng thể chống nhiễm trùng, khiến chúng tăng kích thước.

Đau đầu: Sau liều đầu tiên hoặc thứ hai của vắc xin Pfizer hoặc Moderna, có 30% trường hợp bị đau đầu. Nếu tác dụng phụ này xảy ra, có thể dùng thuốc giảm đau NSAID không kê đơn như ibuprofen hoặc pacetaminophen (tylenol).

Mệt mỏi: Mệt mỏi có thể xảy ra sau một trong hai liều vắc xin. Có thể giảm mệt mỏi bằng cách thư giãn và nghỉ ngơi sau tiêm.

Sốt và/hoặc ớn lạnh: Tác dụng phụ này là kết quả của việc hệ thống miễn dịch được kích hoạt. Nếu bị sốt và ớn lạnh nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát. Có thể dùng thuốc hạ sốt không kê đơn như aspirin hoặc acetaminophen theo chỉ định.

Buồn nôn: Khoảng 20% số người trong các thử nghiệm lâm sàng đối với vắc xin Moderna cho biết bị buồn nôn sau khi tiêm liều thứ hai, gấp đôi tỷ lệ sau khi tiêm liều thứ nhất. 14% người tiêm vắc xin Johnson & Johnson cũng bị buồn nôn. Tuy nhiên, cảm giác buồn nôn sẽ không kéo dài. Để giảm bớt tình trạng này, hãy cân nhắc nghỉ ngơi, ăn thức ăn nhạt nếu đói và có thể sử dụng thuốc chống buồn nôn không kê đơn theo chỉ định.

Đau cơ: Việc mắc Covid-19 có thể khiến người bệnh bị đau nhức cơ và vắc xin Covid-19 cũng vậy. Khoảng 20% - 40% số người trong các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Pfizer và 20% - 60% trong các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin Moderna bị đau nhức cơ bắp sau khi tiêm. 33% những người đã tiêm vắc-xin Johnson & Johnson bị đau cơ. Đây là phản ứng miễn dịch của cơ thể, tùy thuộc từng trường hợp mà có thể thấy đau hay không.

Sưng mặt: Đây là một phản ứng cực kỳ hiếm. Chỉ có 3 người trong quá trình thử nghiệm vắc-xin Moderna bị sưng mặt hoặc môi tạm thời. Cả ba đều có một điểm chung là đã tiêm chất làm đầy khuôn mặt hoặc tiêm môi từ 2 tuần đến 6 tháng trước khi tiêm vắc xin. Hiện tượng này có thể là do sự tương tác giữa phản ứng miễn dịch của cơ thể và chất làm đầy. Uống thuốc kháng histamin có thể làm giảm sưng.

Chóng mặt: Khoảng 17% trường hợp cảm thấy chóng mặt sau khi tiêm Covid-19. Đây là tác dụng phụ phổ biến thứ ba mà mọi người gặp phải sau khi tiêm vắc xin Moderna hoặc Pfizer trong tháng đầu tiên có vắc xin.

'"Sương mù Vax": Có một thuật ngữ được gọi là "sương mù vax", dùng để chỉ tình trạng sương mù não sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Chưa có dữ liệu chính thức về tác dụng phụ này, nhưng các chuyên gia cho rằng có thể liên quan đến cơn đau kiểu nhức đầu, một tác dụng phụ phổ biến hơn và được biết đến nhiều hơn.

Sốc phản vệ: Đây là một phản ứng dị ứng có thể đe dọa tính mạng, cực kỳ hiếm gặp. Phản ứng nguy hiểm thường xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm phòng. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm khó thở, nổi mề đay hoặc sưng tấy, khó thở, chóng mặt và ngất xỉu. Bất kỳ ai gặp các triệu chứng này đều cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. CDC cảnh báo, những người bị sốc phản vệ sau lần tiêm đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai.

Theo các chuyên gia, tác dụng phụ thường xảy ra từ 12 đến 24 giờ sau khi tiêm, có thể lên đến hai ngày ở một số người. Nếu các tác dụng phụ không biến mất sau vài ngày hãy liên hệ với bác sĩ để có hướng giải quyết.

Linh Tuệ

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 440/UBND-VP5 gửi: Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, UBND các huyện, thành phố Nam Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo
Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo

Hôm nay 20/4, giá lúa gạo thị trường trong nước điều chỉnh tăng với một số loại lúa và gạo. Gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng sau nhiều phiên đi ngang. Nhu cầu lúa IR 504 và lúa thơm khá.

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác
Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, thông tin gạo thơm ST24 và ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024, đạt 174.582 tấn, tương đương 39,98 triệu USD.