Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025
Theo https://luathoangphi.vn/: Vấn đề nghèo đói - vẫn là một khó khăn, thách thức tại Việt Nam hiện nay; nhiều tỉnh, thành phố đang phải đối mặt với vấn đề này. Trong khi đó, trên trang https://thuvienphapluat.vn/ thì, Bảng xếp hạng kinh tế 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam theo tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2022 – xem Bảng kèo theo.
Trước hết, chúng ta cần nắm được tiêu chuẩn công nhận hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 3 - Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 như sau.
1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025:
- a) Tiêu chí thu nhập:
Khu vực nông thôn 1.500.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị 2.000.000 đồng/người/tháng.
- b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản:
Các dịch vụ xã hội cơ bản (6 dịch vụ), gồm: Việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: Việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
- c) Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025:
- a) Chuẩn hộ nghèo:
Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- b) Chuẩn hộ cận nghèo:
Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- c) Chuẩn hộ có mức sống trung bình:
Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- d) Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình, quy định tại Khoản 2, điều này - là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội khác giai đoạn 2022 – 2025.
Các tỉnh nghèo nhất Việt Nam
https://luathoangphi.vn/ xếp hạng các tỉnh nghèo nhất Việt Nam hiện nay, bao gồm:
Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam. Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số: Đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số; nằm trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc Nhà nước. Thống kê cho thấy, tỉnh có nhiều hộ nghèo nhất nước là Thanh Hóa với hơn 128.000.
Nghệ An
Nghệ An xếp vị trí thứ hai trong top tỉnh nghèo nhất cả nước với hơn 95.000 hộ nghèo. Nghệ An đang thực hiện chính sách chiến lược “khơi trong, hút ngoài, đoàn kết, tiến công, tăng tốc” để thoát nghèo.
Sơn La
Hiện nay, Sơn La còn tới hơn 36.000 người thiếu đói nên tỉnh này vẫn nằm trong top tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Toàn tỉnh có tới 11 huyện và 1 thành phố thì, đã có tới 5 huyện nghèo nằm trong diện hỗ trợ xóa đói giảm nghèo nhanh bền vững của Chính Phủ.
Quảng Nam
Quảng Nam tuy có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch, nhưng vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Hơn 70.000 hộ nghèo còn cần chính sách hỗ trợ.
Sóc Trăng
Là một tỉnh nghèo thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm tới 24,31% dân số toàn tỉnh. Đây cũng là tỉnh thành nghèo nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Điện Biên
Điện Biên tuy giàu tiềm năng du lịch văn hoá - lịch sử, nhưng vẫn là tỉnh thuộc diện đặc biệt khó khăn. Hơn 90% dân số của tỉnh là nông dân, sống chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 38,25%, cận nghèo chiếm 6,83% dân số toàn tỉnh.
Kon Tum
Hiện tại, Kon Tum chỉ còn lại khoảng 20% tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh. Nhưng có đến 89% hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống người dân còn thiếu thốn và phải nhận hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, ngân sách thu của toàn tỉnh không đủ để bù chi.
Bình Thuận
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên Bình Thuận khó càng thêm khó, chưa thể thoát nghèo. Nhiều năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao. Bên cạnh đó, các cấp, ngành đã tạo điều kiện tối đa về kinh phí để thực hiện mô hình giảm nghèo cho Bình Thuận.
Hà Nam và Quảng Bình
Hà Nam và Quảng Bình đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng du lịch trong nhiều năm nay. Nhưng 2 tỉnh này vẫn thuộc diện tỉnh nghèo, nhận viện trợ của Chính phủ. Do đời sống người dân 2 tỉnh này còn nhiều khó khăn, tàn dư chiến tranh khá lớn nên chưa thể thoát nghèo nhanh như các tỉnh khác.
Quảng Bình vẫn thuộc diện tỉnh nghèo
Khái quát về các tỉnh nghèo nhất Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là quốc gia đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính sách xã hội. Các thành phố trực thuộc Trung ương đang trong giai đoạn phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh thuộc diện nghèo.
Trong chương trình đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo ở khắp các tỉnh, thành phố, vẫn tồn tại số ít chưa thể thoát nghèo hiệu quả. Nguyên nhân là bởi trong nội tỉnh, tỷ lệ huyện nghèo còn khá lớn.
Với chủ trương của Nhà nước, các tỉnh đã và đang phát triển kinh tế vững mạnh, nhằm thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho tỉnh mình.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh, thành phố cần sự hỗ trợ của Chính phủ và tìm cách thoát nghèo.
Hộ nghèo được hưởng những quyền lợi gì?
Hộ nghèo là những hộ gia đình có thu nhập thấp, không đủ điều kiện sống và sinh hoạt, do đó, được Nhà nước hỗ trợ nhằm giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Hộ nghèo được hưởng các quyền như sau:
Được cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí nhằm giúp họ có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế khi cần thiết mà không phải lo lắng về chi phí;
Được miễn học phí đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, nhằm giúp các em có thể tiếp tục học tập mà không bị gián đoạn, do khó khăn về tài chính;
Được hỗ trợ về nhà ở, giúp cho họ có một nơi an cư lạc nghiệp, tránh khỏi tình trạng phải sinh sống tạm thời, hoặc không có nơi ở;
Được hỗ trợ về nước sinh hoạt nhằm giúp họ có thể tiếp cận với nguồn nước sạch, giữ gìn sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày một cách tốt đẹp hơn…
Những quyền lợi này - sẽ giúp cho hộ nghèo có thể sống và sinh hoạt tốt hơn, đồng thời cũng là sự hỗ trợ, động viên để họ tiếp tục cố gắng vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.
Dưới đây là danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam theo Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2022
(https://thuvienphapluat.vn/):
:
STT | Tên tỉnh, thành phố | Tổng GRDP | Tổng GRDP |
1 | Thành phố Hồ Chí Minh | 1.479.227 | 63,65 |
2 | Thủ đô Hà Nội | 1.196.004 | 51,39 |
3 | Bình Dương | 459.041 | 19,28 |
4 | Đồng Nai | 434.990 | 18,35 |
5 | Bà Rịa – Vũng Tàu | 390.293 | 16,79 |
6 | Hải Phòng | 365.585 | 15,97 |
7 | Quảng Ninh | 269.244 | 11,55 |
8 | Thanh Hóa | 252.672 | 10,91 |
9 | Bắc Ninh | 243.032 | 11,11 |
10 | Nghệ An | 175.586,80 | 8,01 |
11 | Hải Dương | 169.179 | 7,36 |
12 | Long An | 156.357 | 6,74 |
13 | Bắc Giang | 155.876 | 6,68 |
14 | Vĩnh Phúc | 153.121 | 6,62 |
15 | Thái Nguyên | 142.950 | 6,43 |
16 | Hưng Yên | 131.997 | 5,72 |
17 | Đà Nẵng | 125.219 | 5,42 |
18 | Quảng Ngãi | 121.342,17 | 5,29 |
19 | Quảng Nam | 116.374 | 5,06 |
20 | Kiên Giang | 116.042 | 5,05 |
21 | Tiền Giang | 112.462,20 | 5,02 |
22 | Thái Bình | 110.723 | 4,8 |
23 | Đắk Lắk | 108.178 | 4,68 |
24 | Cần Thơ | 107.695 | 4,65 |
25 | Gia Lai | 107.052 | 4,54 |
26 | Bình Định | 106.349 | 4,61 |
27 | Lâm Đồng | 103.500 | 4,45 |
28 | An Giang | 102.720 | 4,68 |
29 | Tây Ninh | 102.059,70 | 4,4 |
30 | Đồng Tháp | 100.172 | 4,36 |
31 | Bình Thuận | 97.137,90 | 4,17 |
32 | Khánh Hòa | 96.441 | 4,2 |
33 | Nam Định | 91.965,60 | 4 |
34 | Hà Tĩnh | 91.910,65 | 4,12 |
35 | Phú Thọ | 89.398 | 3,83 |
36 | Bình Phước | 86.910 | 3,76 |
37 | Ninh Bình | 81.775 | 3,52 |
38 | Hà Nam | 76.403 | 3,53 |
39 | Cà Mau | 73.529 | 3,19 |
40 | Trà Vinh | 72.441 | 3,14 |
41 | Vĩnh Long | 71.861,80 | 3,08 |
42 | Lào Cai | 67.960 | 2,96 |
43 | Thừa Thiên Huế | 66.348 | 2,85 |
44 | Sóc Trăng | 65.709 | 2,83 |
45 | Sơn La | 64.508 | 2,78 |
46 | Bến Tre | 63.586 | 2,74 |
47 | Hoà Bình | 56.640 | 2,48 |
48 | Bạc Liêu | 55.633 | 2,39 |
49 | Phú Yên | 50.496 | 2,18 |
50 | Quảng Bình | 50.007,10 | 2,16 |
51 | Hậu Giang | 48.062,50 | 2,07 |
52 | Ninh Thuận | 46.491,60 | 1,98 |
53 | Tuyên Quang | 41.712,60 | 1,79 |
54 | Lạng Sơn | 41.487 | 1,75 |
55 | Quảng Trị | 40.823 | 1,76 |
56 | Yên Bái | 40.212 | 1,73 |
57 | Đắk Nông | 39.939 | 1,72 |
58 | Hà Giang | 30.571 | 1,31 |
59 | Kon Tum | 30.413 | 1,31 |
60 | Điện Biên | 25.238 | 1,09 |
61 | Lai Châu | 23.389,15 | 1,03 |
62 | Cao Bằng | 21.635 | 0,94 |
63 | Bắc Kạn | 15.014 | 0,65 |
Bài sau: Thanh Hóa quyết liệt thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Trên trang https://thuvienphapluat.vn/ thì, Bảng xếp hạng kinh tế 63 tỉnh, thành phố Việt Nam - Danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam theo tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2022 – xem Bảng kèo theo.
T. Hương