Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ninh Thuận: Kiểm tra thực hiện các DA năng lượng tái tạo, điện khí và phát triển điện

Chiều 17/7, ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, dẫn đầu Đoàn công tác, đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận về tình hình thực hiện các dự án năng lượng tái tạo, điện khí và vấn đề quy hoạch phát triển điện lực tại tỉnh.

Đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thăm dự án điện mặt trời công suất 450 MW Thuận Nam kết hợp trạm biến áp và đường dây truyền tải 500 kV do Tập đoàn Trung Nam đầu tư.Đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thăm dự án điện mặt trời công suất 450 MW Thuận Nam kết hợp trạm biến áp và đường dây truyền tải 500 kV do Tập đoàn Trung Nam đầu tư.

Theo báo cáo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phạm Văn Hậu: Ninh Thuận là địa phương hội tụ đủ điều kiện để đầu tư, phát triển các dự án năng lượng tái tạo. Theo định hướng các quy hoạch đã lập và phê duyệt, tiềm năng phát triển năng lượng trên địa bàn tỉnh với tổng công suất là 20.888 MW. Trên cơ sở đó, Ninh Thuận đủ điều kiện để trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Trên cơ sở được Bộ Công Thương phê duyệt, khả năng phát triển điện gió trên đất liền của tỉnh đến năm 2030 đạt khoảng 3.240 MW; điện gió trên biển khoảng 3.240 MW. Riêng điện mặt trời, mục tiêu quy hoạch đến năm 2030 được xây dựng và lắp đặt khoảng 8.448 MW; trong đó giai đoạn đến năm 2020 phát triển 2.417 MW (đây là các dự án đã phê duyệt bổ sung vào quy hoạch), đến năm 2025 phát triển khoảng 2.618 MW, giai đoạn đến năm 2030 phát triển khoảng 3.413 MW.

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội thăm tổ hợp điện gió, điện mặt trời Trung Nam ở huyện Thuận Bắc.Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội thăm tổ hợp điện gió, điện mặt trời Trung Nam ở huyện Thuận Bắc.

Ninh Thuận cũng có lợi thế phát triển cảng nước sâu ở Cà Ná (huyện Thuận Nam), khả năng tiếp nhận tàu chở khí LNG thương mại lên đến 250.000 m3. Để đầu tư phát triển cảng kết hợp với phát triển điện khí LNG, UBND tỉnh Ninh Thuận đã lập và kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung Trung tâm Điện lực LNG Cà Ná, với công suất từ 6.000 - 7.500 MW vào quy hoạch điện VII điều chỉnh. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện VII điều chỉnh giai đoạn 1, công suất 1.500 MW. Riêng vấn đề này, tỉnh cũng đang quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo đúng trình tự, thủ tục quy định, dự kiến đưa vào vận hành năm 2025 - 2026.

Ngoài ra, Ninh Thuận còn có dự án thủy điện tích năng Bác Ái nằm trong quy hoạch điện VII điều chỉnh tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, công suất 1.200 MW (gồm 4 tổ máy), tổng vốn đầu tư hơn 21.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 12/2028.

Ông Phạm Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, hiện nay tổng các dự án của tỉnh đã được bổ sung quy hoạch điện VII điều chỉnh là 59 dự án với tổng công suất 11.651 MW, trong đó 10 dự án với tổng công suất 7.107 MW đã có trong quy hoạch và 49 dự án với tổng công suất 4.544 MW được bổ sung. UBND tỉnh đang tiếp tục đề nghị bổ sung vào quy hoạch điện VII điều chỉnh 38 dự án điện gió và điện mặt trời, tổng công suất 2.527 MW.

Đến thời điểm này, Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 13 dự án gió, tổng công suất 678 MW, tổng vốn đầu tư đăng ký 22.176 tỷ đồng. Đến nay, 3 dự án đã đưa vào vận hành thương mại với tổng công suất 181 MW; dự kiến đến cuối năm 2020 có thêm một dự án đi vào hoạt động, nâng tổng quy mô và công suất tích lũy đưa vào vận hành thương mại lên 229 MW, tổng sản lượng điện ước đạt khoảng 467 triệu kWh. Các dự án còn lại đang triển khai các thủ tục đầu tư nhưng vướng thủ tục bổ sung quy hoạch đấu nối.

UBND tỉnh cũng đã cấp quyết định đầu tư cho 34 dự án điện mặt trời, với tổng công suất 2.343 MW, tổng vốn đầu tư hơn 62.000 tỷ đồng. Đến nay, 23 dự án đã đưa vào vận hành thương mại với tổng công suất khoảng 1.403 MW, dự kiến đến cuối năm 2020 tiếp tục có 8 dự án đưa vào vận hành, với tổng công suất 720 MW; nâng tổng số dự án đưa vào vận hành thương mại đến cuối năm 2020 là 31 dự án, với tổng công suất 2.123 MW, tổng sản lượng điện ước đạt 2.557 triệu kWh.

Đối với lưới điện truyền tải, tỉnh có 15 công trình lưới điện truyền tải đã bổ sung vào quy hoạch điện VII điều chỉnh. Các trạm biến áp 220kV Tháp Chàm và trạm biến áp 220 kV Ninh Phước đã hoàn thành đầu tư, đưa vào vận hành vượt tiến độ quy định. Trạm biến áp 220 kV Phước Thái (đang thi công) và đường dây 220 kV với khả năng giải tỏa công suất khoảng 1.625 - 4.240 MW, đáp ứng giải tỏa hết công suất các dự án, không bị giảm phát công suất.

Trungnam Group xây dựng đường dây 500KV đấu nối lưới điện quốc gia để giải tỏa công suất cho dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận.Trungnam Group xây dựng đường dây 500KV đấu nối lưới điện quốc gia để giải tỏa công suất cho dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận.

Đặc biệt, hiện nay Tập đoàn Trung Nam đang thực hiện lắp đặt trạm biến áp 500 kV Thuận Nam được đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân, dự kiến vận hành trong tháng 9/2020 và các tuyến đường dây đấu nối với khả năng giải tỏa công suất các trạm biến áp, đường dây 500 kV khoảng 1.800 - 24.500 MW, đáp ứng giải tỏa hết công suất của dự án trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi họp, ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, xác định cụ thể chủ trương xây dựng Trung tâm năng lượng trong quy hoạch điện VIII và xác định Ninh Thuận là Trung tâm năng lượng của cả nước.

Tại buổi làm việc, ông Vũ Hồng Thanh đánh giá cao việc tỉnh khai thác rất tốt tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng đến trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Việc triển khai quy hoạch được tỉnh thực hiện rất khẩn trương, phù hợp, tạo niềm tin cho doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư… Đặc biệt, phải kể đến dự án năng lượng điện mặt trời công suất 450 MW Thuận Nam kết hợp với đầu tư trạm biến áp và đường dây truyền tải 500 kV do Tập đoàn Trung Nam làm chủ đầu tư sẽ giải quyết được vấn đề nan giải giảm phát điện.

Trước đó, Đoàn công tác đã đến thăm dự án năng lượng điện mặt trời công suất 450 MW Thuận Nam kết hợp với đầu tư trạm biến áp và đường dây truyền tải 500 kV do Tập đoàn Trung Nam làm chủ đầu tư, đang thi công, đạt tiến độ hơn 60%. Đồng thời, Đoàn công tác cũng đã thị sát địa điểm quy hoạch Trung tâm Điện khí LNG Cà Ná và tổ hợp điện gió, điện mặt trời Trung Nam ở huyện Thuận Bắc.

Trọng Quân

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc
Hà Nội tạm giữ hàng trăm hộp kẹo không rõ nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra, tạm giữ hàng trăm hộp kẹo có xuất xứ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán
Sắp có hàng loạt quy định mới với thị trường chứng khoán

Bộ Tài chính vừa chủ trì Hội nghị thảo luận về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân
Nghẹn ngào đưa tiễn nhà lãnh đạo đáng kính của Nhân dân

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng tình cảm của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thước đo công bằng và chuẩn mực nhất.

Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng
Bắc Giang sắp đấu giá 56 lô đất, tổng giá khởi điểm hơn 100 tỷ đồng

Trong tháng Tám, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 56 lô đất trên địa bàn.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.