Về kinh tế: Dự kiến 06/09 chỉ tiêu đạt kế hoạch: Tỷ trọng đóng góp của kinh tế biển vào GRDP 41,85% (KH 41%); Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 22.710 tỷ đồng, đạt 102,3% KH (KH 22.200 tỷ đồng), tăng 15,3% so cùng kỳ; GRDP bình quân đầu người ước đạt 87,7 triệu đồng (KH 87-88 triệu đồng); Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.658 tỷ đồng đạt 100% KH (KH 3.658 tỷ đồng) (trong đó: thu nội địa 3.608 tỷ đồng, đạt 102,9% KH; thu xuất nhập khẩu đạt 50 tỷ đồng, đạt 33,3%KH); Tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP 35,39% (KH 32-33%); Năng suất lao động tăng 7,78% (KH 6-7%). Có 03/09 chỉ tiêu còn khó khăn, không đạt kế hoạch: Tốc độ tăng trưởng GRDP 9,40% (KH tăng 10-11%); Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 28,5% (KH 28-29%), công nghiệp-xây dựng 39,8% (KH 39-40%), dịch vụ 31,7% (KH 32-33%); Tỷ trọng kinh tế số đóng góp vào GRDP 9,56% (KH 12%).
Về xã hội: Dự kiến có 05/06 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo chuẩn mới giảm 1,72% (KH giảm 1,5-2%); Tỷ lệ trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia 63% (KH 59-60%); Số lao động được đào tạo nghề đạt 10.994 người, vượt 15,7% KH (KH 9.500 người); Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66,82% (KH đạt 65-66%), trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 29,28% (KH là 29%); Tỷ lệ xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế đạt 96,9% (KH 96-97%). 01/06 chỉ tiêu không đạt kế hoạch: Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 68,1% (KH 70-71%) (có 32/47 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó năm 2023 chỉ đạt 01/02 xã theo kế hoạch).
Về môi trường: Dự kiến có 03/03 chỉ tiêu đạt kế hoạch: Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch ở đô thị và nước hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 99,7% (KH 99,7%); tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100% (KH 100%); Tỷ lệ che phủ rừng 47,25% (KH 47,23%).
Đáng chú ý: Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Giá trị gia tăng đạt 7.007 tỷ đồng, tăng 4,57% (KH 4-5%). Công nghiệp - Xây dựng: Giá trị gia tăng đạt 8.791 tỷ đồng, tăng 15,8% (KH 15-16%). Các ngành Dịch vụ: Giá trị gia tăng đạt 8.671 tỷ đồng, tăng 8,5% (KH 10- 11%). Trong đó, một số sự kiện đáng chú ý như: Tổ chức ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa – Ninh Thuận giai đoạn 2023-2025; Ngày văn hóa, du lịch Ninh Thuận tại Cần Thơ; Tổ chức thành công Lễ hội Nho-Vang Ninh Thuận 2023 và đón nhận Bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”, tạo hiệu ứng lan tỏa trong thu hút khách du lịch, số lượng khách du lịch đến tỉnh tăng cao, đạt 2,9 triệu lượt khách tăng 20,8%, vượt 7,4% kế hoạch 29; doanh thu từ hoạt động du lịch tăng 26,9% so cùng kỳ.
Tài chính và ngân hàng: Thu ngân sách tuy còn nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt 3.658 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch, giảm 4,5% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách đạt 7.551 tỷ đồng, đạt 100,1% dự toán năm. Đầu tư phát triển: Chỉ đạo hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1319/QĐ-TTg ngày 10/11/2023; trình phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Cảng hàng không Thành Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ninh Thuận tập trung chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nhất là phát động đợt thi đua cao điểm “90 ngày, đêm giải ngân vốn đầu tư công năm 2023”, đến ngày 25/11/2023, tỷ lệ giải ngân đạt 70,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước (65,1%) và so với cùng kỳ năm 2022 (57,8%). Ninh Thuận tập trung phối hợp đẩy nhanh tiến độ: Dự án Đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đoạn qua tỉnh Ninh Thuận; Xúc tiến đầu tư giai đoạn 2 Cảng tổng hợp Cà Ná; Lập hồ sơ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Cảng cạn Cà Ná; đôn đốc tiến độ các KCN Du long, Phước Nam, Cà Ná và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào KCN; Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, chủ động thu hút, mời gọi các nhà đầu tư chiến lược vào các dự án trọng điểm, động lực, dự án thứ cấp trong Khu Công nghiệp. Đến 20/11/2023, Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 73 dự án/3246,9 tỷ đồng; cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 06 dự án/1.031,3 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của Ninh Thuận có dấu hiệu khởi sắc, có 129 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 3,2%; có 407 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn 5.683,7 tỷ đồng, giảm 15,7% số DN và giảm 60,5% số vốn đăng ký, tuy vậy số doanh nghiệp gia nhập thị trường cao hơn nhiều số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (cao hơn 200 doanh nghiệp) ……
Theo báo cáo, năm 2023 Ninh Thuận tăng trưởng GRDP đạt 9,40%, xếp thứ 09/63 tỉnh thành trong cả nước .
Trần Minh Ngọc