Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vì sao ngân hàng thanh lý bất động sản nợ “giá hời” nhưng vẫn ế?

Hiện nay, rất nhiều bất động sản đang được hàng loạt ngân hàng thanh lý ồ ạt với mức giá “mềm” hơn ngoài thị trường. Các ngân hàng lớn như: Agribank, VietinBank, Vietcombank... liên tục phát đi thông báo về việc thu giữ và bán đấu giá tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu là bất động sản tại TP. HCM có giá trị hàng chục tỷ đồng để thu hồi nợ.

Thanh lý hàng chục BĐS giá trị từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng

Mới đây, Ngân hàng Agribank đã rao bán 6 bất động sản (BĐS) tại số 20 và 20A1 Trần Cao Vân, phường Đa Kao, quận 1, với tổng diện tích gần 2.000 m2, giá khởi điểm 282 tỷ đồng, tương đương hơn 145 triệu/m2. Đây đều là các căn biệt thự cũ với diện tích dao động trong khoảng 290-360 m2 nằm trên đường Trần Cao Vân.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Tại TP. Thủ Đức, Agribank đang rao bán 04 BĐS có diện tích 368-484 m2/lô (tổng diện tích gần 1.800 m2) tại phường Phú Hữu. Giá khởi điểm ngân hàng đưa ra là 72,1 tỷ đồng. Đây là các căn biệt thự thuộc sở hữu của ông Nguyễn Mạnh Hiếu nhưng đã được dùng làm tài sản thế chấp cho khoản vay phát sinh tại Agribank Chi nhánh Sài Gòn.

Cùng với đó, Agribank còn đang thanh lý hàng chục BĐS giá trị từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng tại TP. HCM; như: nhà đất rộng 275,5 m2 tại số 46 Nguyễn Trung Trực (phường 5, quận Bình Thạnh) giá khởi điểm 20,56 tỷ; 420,7 m2 đất tại phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức giá 17,1 tỷ; nhà đất 282 m2 đất tại 4A Trần Quang Diệu (phường 13, quận 3) giá 52,4 tỷ; nhà đất 123,2 m2 tại 368 Nguyễn Trọng Tuyển (phường 2, quận Tân Bình) giá 24 tỷ đồng…

Còn VietinBank cũng rao bán khoản nợ của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Vũ Quang với giá khởi điểm 20,3 tỷ đồng. Tính đến ngày 14/04, tổng dư nợ của doanh nghiệp này là 20,3 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 16,4 tỷ. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Vũ Quang là hàng chục bất động sản tại các quận Phú Nhuận, Bình Thạnh, 8 và huyện Củ Chi.

Cụ thể, tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà tại lô đất 43,8 m2 có địa chỉ 120/86/63 đường Thích Quảng Đức (phường 5, quận Phú Nhuận). Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại 32/22 đường Nguyễn Huy Lượng (phường 14, quận Bình Thạnh) có diện tích 72.6 m2, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại 451/64, đường Phạm Thế Hiển (phường 3, quận 8) có diện tích 63,1 m2. Mặt khác, tài sản còn là quyền sử dụng 15 thửa đất với mục đích sử dụng là đất vườn có tổng diện tích là 8.945 m2 tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi.

Đồng thời, Vietcombank thông báo bán đấu giá quyền sử dụng đất tại thửa đất hơn 1.400 m2 tại xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh) với giá khởi điểm 12,8 tỷ đồng. Tài sản trên là tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty TNHH Kim loại Việt Phong. Khoản nợ này từng được Vietcombank rao bán nhiều lần từ hồi đầu năm tới nay nhưng vẫn chưa ghi nhận kết quả, lần rao bán tháng 1 giá khởi điểm mà ngân hàng đưa ra là 13,7 tỷ đồng.

Đang rao bán từ lô đất, nhà xưởng tới căn hộ

Theo thông tin được Ngân hàng Sacombank phát ra thì Sacombank đang có nhu cầu thanh lý một loạt BĐS tại quận 5, quận 10, quận 11, quận 12, quận Bình Thạnh và huyện Nhà Bè. Trong đó, BĐS giá trị nhất được Sacombank rao bán đợt này là lô đất 1.774 m2 tại số 28-30 Nguyễn Biểu (phường 1, quận 5). Đây là lô đất thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Hồng, sau đó được dùng làm tài sản thế chấp cho khoản vay phát sinh tại Ngân hàng Phương Nam, nay đã sáp nhập vào Sacombank.

Mặt khác, do khách hàng không trả được nợ, Sacombank đã bán khoản nợ này cho VAMC và được ủy quyền xử lý tài sản đảm bảo. Hiện tại, bà Hồng cũng đã ủy quyền cho Sacombank toàn quyền định đoạt tài sản để xử lý nợ. Với loại hình đất ở đô thị lâu dài, Sacombank đưa ra giá khởi điểm cho lô đất này lên tới 530,5 tỷ đồng, tương đương 299 triệu/m2.

Tại huyện Nhà Bè, Sacombank cũng đang rao bán lô đất và nhà xưởng gắn liền rộng gần 60.000 m2 tại Lô A18, Khu công nghiệp Hiệp Phước (xã Long Thới). Đây là đất khu công nghiệp có thời hạn sử dụng đến cuối năm 2048. BĐS này do Công ty CP Thuộc da Hào Dương thuê lại từ Công ty CP Khu công nghiệp Hiệp Phước để làm nhà xưởng và được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của công ty. Giá khởi điểm Sacombank đưa ra cho lô đất này là 500 tỷ đồng.

Một BĐS giá trị khác đang được Sacombank rao bán là nhà đất rộng hơn 1.000 m2 tại số 41-45 đường 281 Lý Thường Kiệt (phường 15, quận 11). Tài sản thuộc quyền sở hữu của ông Trầm Phong Xuân và bà Kiên Thị Kiều, hiện đã ủy quyền cho Sacombank toàn quyền định đoạt để xử lý nợ. Giá khởi điểm ngân hàng đưa ra là 122 tỷ đồng, tương đương 122 triệu đồng/m2.

Tại quận 10, Sacombank đang rao bán một loạt sản phẩm thuộc dự án Xi Grand Court (256-258 Lý Thường Kiệt, phường 14), bao gồm 870 m2 mặt sàn tại tầng 5 giá 49 tỷ đồng; 13.258 m2 sàn hầm B1 giá 362 tỷ; 2.244 m2 sàn thương mại dịch vụ tầng 7 giá 126 tỷ và 19 căn hộ có tổng diện tích 1.453 m2 với giá 94 tỷ đồng.

Song song đó, nhiều BĐS khác tại TP. HCM đang được Sacombank bán thanh lý như 11 lô đất tại phường Thới An, quận 12, giá khởi điểm 44,7 tỷ; 03 căn hộ thuộc khu Saigon Pearl (92 đường Nguyễn Hữu Cảnh) tổng diện tích 665 m2 giá 41,7 tỷ đồng...

Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đính, cho rằng, BĐS phát mại, thanh lý khá hấp dẫn do mức giá "mềm". Tuy nhiên, với những người mua nhà để ở thì họ lại không mặn mà, khi quan niệm của đa số người dân Việt Nam khi mua nhà là tránh những ngôi nhà mà chủ cũ làm ăn “bết bát”. Đồng thời, việc mua các BĐS thanh lý có thể đi kèm nhiều rắc rối về pháp lý cũng như sự đồng thuận của chủ tài sản.

Chưa kể, không ít tài sản bảo đảm đã được định giá cao hơn giá trị thực tế khi phê duyệt khoản vay. Do đó, khi thanh lý, các ngân hàng thường có xu hướng định giá theo giá trị khoản nợ mà không sát với giá thị trường.

Lê Pháp (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch
Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch

Ông Kevin Hogan, Bộ trưởng phụ trách về thương mại và du lịch cho rằng, Việt Nam-Australia còn nhiều tiềm năng và dư địa, đặc biệt trong xúc tiến thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch.

PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số
PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số

Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) thực hiện chuyển đổi số trong việc cung cấp các dịch vụ điện đối với các khách hàng có nhu cầu về điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, góp phần đưa tỉnh nhà trở thành một trong những địa phương trong cả nước đi đầu về chuyển đổi số ở cả ba lĩnh vực là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?
Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?

Luật Đất đai 2024 đã dành một chương quy định về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá" đang diễn ra hiện nay?

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.