Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ông chủ nhà thầu xây lắp dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ là ai?

Dự án nạo vét, kè đá 2 bờ sông Sào Khê do UBND tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường trúng thầu xây lắp với vốn đầu tư ban đầu 72 tỷ đồng.

Ở Việt Nam, có 2 đại gia nổi tiếng thay vì chi tiền vào các dự án bất động sản để bán nhà đất thu lời, lại đổ hàng nghìn tỷ để xây dựng các khu du lịch tâm linh. Một người xây lạc cảnh tại Đại Nam là ông Huỳnh Uy Dũng và người còn lại là ông Nguyễn Văn Trường, đại gia xây chùa Bái Đính tại Ninh Bình.

Ông Nguyễn Văn Trường cũng chính là Tổng giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, đơn vị trúng thầu xây lắp của dự án nạo vét, kè đá 2 bờ sông Sào Khê (dự án Sào Khê) đang gây tranh cãi tại Quốc hội những ngày qua.

Dự án do UBND tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư với tổng vốn ban đầu 72 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, sau đó bị đội vốn thành 2.595 tỷ đồng, gấp 36 lần.

Ông chủ nhà thầu xây lắp dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ là ai? - Hình 1Dự án Sào Khê do UBND tỉnh Ninh Bình là chủ đầu tư và doanh nghiệp Xuân Trường là đơn vị trúng thầu xây lắp

Đại gia Nguyễn Văn Trường là ai?

Ông Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963 tại Ninh Bình và là một trong những doanh nhân được vinh danh trong "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và "Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế".

Ông cũng chính là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Du lịch Hoa Lư (đơn vị vận hành khu du lịch Hoa Lư Ninh Bình); Giám đốc khách sạn Hoa Lư. Vị đại gia cũng tham gia vào nhiều hoạt động của giới doanh nhân như Ủy viên Ban Chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khóa V.

Tên tuổi của ông gắn liền với những dự án du lịch tâm linh trị giá hàng nghìn tỷ đồng, nổi tiếng nhất phải kể tới Khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình xây dựng năm 2006.

Ông chủ nhà thầu xây lắp dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ là ai? - Hình 2

Đại gia Nguyễn Văn Trường, Tổng giám đốc doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường

Cùng năm 2006, tỉnh Hà Nam phê duyệt quy hoạch Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao với tổng vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, Công ty Xây dựng Xuân Trường cũng chính là chủ đầu tư được chọn để triển khai dự án.

Với diện tích lớn, khu du lịch này bao gồm khu lòng hồ Tam Chúc, chùa Ba Sao, khu đón tiếp nghỉ dưỡng, sân golf 36 lỗ... Đây được xem là chuỗi quần thể nằm trong khu danh thắng Chùa Hương; Vân Long - Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - Bái Đính, nằm trong trục du lịch tâm linh khu vực phía Bắc.

Từng chia sẻ với báo giới, ông Trường cho biết niềm vui lớn nhất của ông là hàng nghìn người dân Gia Viễn có việc làm, thu nhập ổn định khi quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính đi vào hoạt động.

“Có người đã đúc kết rất đúng rằng đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi, cái khác biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời. Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý, thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý”, ông Trường nói.

Trước đó, cuối năm 2015, doanh nghiệp Xuân Trường cũng đề nghị Hải Phòng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp với tổng vốn đầu tư gần 9.800 tỷ đồng.

Ông chủ khu du lịch tâm linh 15.000 tỷ đồng

Nổi danh với Khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, nhưng dự án lớn nhất của vị đại gia này lại nằm ở Thái Nguyên. Đó là dự án xây dựng khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc với vốn đầu tư lên tới 15.000 tỷ đồng. Đây cũng là nơi dự kiến sẽ xây tháp Phật giáo lớn nhất thế giới với chiều cao 150 m, nền móng tháp có chiều rộng 10.000 m2, có thể chứa được từ 5.000-10.000 người cùng lúc.

Ông chủ nhà thầu xây lắp dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ là ai? - Hình 3

Hồ Núi Cốc, nơi đại dự án 15.000 tỷ của đại gia đất cố đô đang được triển khai

Tuy nhiên, trong cuộc họp bàn về tình hình triển khai các dự án thuộc Khu du lịch Hồ Núi Cốc mới đây của UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết sau 2 năm khởi công, siêu dự án này mới đang giải phóng mặt bằng và một số hạng mục.

Cụ thể, doanh nghiệp Xuân Trường đã ứng kinh phí phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 20 ha. Dự án cổng số 1 vào Khu du lịch Hồ Núi Cốc, sau khi được các cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng trong tháng 3.

Ngoài các dự án du lịch tâm linh, đại gia Xuân Trường cũng từng đầu tư vào các khu du lịch và dự án khác như hồ Đồng Chương; tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế; công viên văn hóa Tràng An. Ông cũng đã chi 200 tỷ đồng để hoàn thiện nhà khách 5 sao trên diện tích 20.000 m2, theo phong cách Á Đông cổ điển.

 Theo Zing.vn

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.