Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ông Đinh La Thăng tiếp tục hầu tòa để xét xử vụ PVN 'mất' 800 tỷ tại OceanBank

Tòa án nhân dân TP Hà Nội Hà Nội hôm nay sẽ xét xử vụ án thất thoát 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Trong số các bị cáo ra hầu tòa, có ông Đinh La Thăng.

Hội đồng xét xử vụ án gồm 5 người: thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu giữ vị trí chủ tọa. Tòa cũng triệp tập 1 nguyên đơn dân sự (PVN); 1 giám định viên; 6 người làm chứng; 1 đương sự (OceanBank)… tới tham gia xét xử.

Các bị cáo trong vụ án gồm ông Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) sau là Hội đồng thành viên (HĐTV) PVN; Ninh Văn Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng, Trưởng Ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN; Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Phó TGĐ PVN; và các thành viên HĐTV PVN là Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Phan Đình Đức.

Ông Đinh La Thăng và 5 bị cáo bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (điều 165, Bộ Luật hình sự 1999). Riêng bị cáo Ninh Văn Quỳnh bị truy tố 2 tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” (điều 280, Bộ Luật hình sự 1999)”.

Đã có 23 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo và nguyên đơn dân sự (PVN), người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (OceanBank). Trong đó có 5 luật sư bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng gồm: Nguyễn Huy Thiệp, Đào Hữu Đăng, Phan Trung Hoài, Nguyễn Ngọc Luận, Lê Văn Thiệp.

Phiên tòa xét xử sơ thẩm dự kiến sẽ diễn ra trong 10 ngày, từ 19/3 đến 29/3.

Theo cáo trạng, bị cáo Đinh La Thăng với chức vụ Chủ tịch HĐQT PVN đã có hành vi ký Thỏa thuận hợp tác số 6934 ngày 18/9/2008 tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) - nhưng không thông qua HĐQT; quyết định việc góp vốn khi biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank, ký ban hành Nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; không thực hiện theo yêu cầu của Bộ tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn.

Bị cáo Đinh La Thăng biết rõ hiện trạng của Oceanbank là yếu kém, biết rõ yêu cầu của Bộ Tài chính nhưng cố ý không thực hiện và vẫn quyết định góp vốn 800 tỷ đồng vào Oceanbank.

Đến thời điểm ngày 1/1/2011, Luật tổ chức tín dụng đã có hiệu lực quy định: “Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng…”. Với vai trò Chủ tịch HĐTV, ông Thăng không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại Oceanbank để đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ là không vượt quá 15% mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn của PVN tại Oceanbank trái quy định; tạo điều kiện cho Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh tiếp tục thực hiện việc góp vốn trái pháp luật 100 tỷ đồng (đợt 3) vào Oceanbank.

Hậu quả, hành vi mà bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm thực hiện dẫn tới việc toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại Ngân hàng TMCP Đại Dương với giá 0 đồng.

Theo cáo trạng, ông Thăng là người quyết định chủ trương, chỉ đạo việc thực hiện và với tư cách người đứng đầu PVN có trách nhiệm bảo toàn vốn của PVN, ông Thăng phải chịu trách nhiệm chính về số tiền thiệt hại 800 tỷ đồng PVN góp vốn vào Oceanbank.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch
Việt Nam-Australia: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch

Ông Kevin Hogan, Bộ trưởng phụ trách về thương mại và du lịch cho rằng, Việt Nam-Australia còn nhiều tiềm năng và dư địa, đặc biệt trong xúc tiến thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch.

PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số
PC Quảng Ninh góp phần đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu về chuyển đổi số

Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) thực hiện chuyển đổi số trong việc cung cấp các dịch vụ điện đối với các khách hàng có nhu cầu về điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, góp phần đưa tỉnh nhà trở thành một trong những địa phương trong cả nước đi đầu về chuyển đổi số ở cả ba lĩnh vực là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?
Hệ thống dữ liệu thông tin về đất đai, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá"?

Luật Đất đai 2024 đã dành một chương quy định về hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Hệ thống dữ liệu thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản sẽ dẹp loạn tình trạng "làm giá" đang diễn ra hiện nay?

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.