Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Pepsico Việt Nam từ “bí hiểm” đầu vào đến mập mờ đầu ra

Sau câu chuyện trà xanh C2, nước tăng lực Rồng đỏ nhiễm độc chì, một câu chuyện khác trong ngành kinh doanh nước giải khát tại Việt Nam đang bị dư luận bỏ quên, đó là câu chuyện về nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm của Pepsico Việt Nam và việc không ghi rõ trên nhãn mác về nơi sản xuất sản phẩm của hãng nước giải khát này.

THCL Sau câu chuyện trà xanh C2, nước tăng lực Rồng đỏ nhiễm độc chì, một câu chuyện khác trong ngành kinh doanh nước giải khát tại Việt Nam đang bị dư luận bỏ quên, đó là câu chuyện về nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm của Pepsico Việt Nam và việc không ghi rõ trên nhãn mác về nơi sản xuất sản phẩm của hãng nước giải khát này.

Pepsico Việt Nam từ “bí hiểm” đầu vào đến mập mờ đầu ra - Hình 1

Từ “bí hiểm” đầu vào

Sau những lùm xùm về một lượng lớn các sản phẩm như trà xanh C2, nước tăng lực Rồng đỏ có hàm lượng chì cao hơn nhiều lần mức cho phép nhưng vẫn được lưu hành trên thị trường, tháng 8.2016, Thanh tra Bộ Y tế đã tổ chức một đợt thanh tra toàn diện đối với Công ty URC. Kết luận thanh tra số 134 nêu rõ, Công ty (URC) sử dụng 348 loại nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm để sản xuất các sản phẩm. Trong đó có 172 loại tự nhập khẩu, có 176 loại mua của các nhà cung cấp trong nước và các nhà cung cấp của các quốc gia khác như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan….Nguồn gốc xuất xứ nguồn nguyên liệu của URC đã được kết luận thanh tra số134 chỉ ra rõ ràng như trên.

Ít lâu sau đó, trong hoạt động tương tự đối với Pepsico, kết luận thanh tra của Bộ Y tế lại chỉ nêu chung chung, Pepsico đang sử dụng 21 loại nguyên liệu và 57 loại phụ gia để sản xuất các sản phẩm trong đó về nguyên liệu doanh nghiệp tự nhập khẩu 15 loại từ nhiều quốc gia khác nhau, 6 loại mua trong nước. Về phụ gia, doanh nghiệp nhập khẩu 49 loại từ nhiều quốc gia, 8 loại mua trong nước. Từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/8/2016, Pepsico đã mua nguyên liệu để sản xuất 53.632 đơn hàng, trong đó có 1.204 đơn hàng tự nhập khẩu hoặc mua lại từ các nhà cung cấp.

Như vậy, thay vì nêu cụ thể nguồn gốc xuất xứ nguồn nguyên liệu (Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan….) như tại kết luận thanh tra được thực hiện với URC, kết luận thanh tra tại Pesico chỉ nêu chung chung (nhiều quốc gia, nhà cung cấp).

Trước đó, sản phẩm Trà Ô long Tea + Plus do Pepsico được phát hiện có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng với hoạt chất OTPP. Sau đó, các cơ quan truyền thông cũng phát hiện sản phẩm này có nguồn gốc nguyên liệu từ Trung Quốc.

Đến mập mờ đầu ra

Điều 14,  Nghị định 89/2006 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa quy định rõ: “Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó”.

Tuyệt đại đa số các đơn vị sản xuất đều tuân thủ nghiêm túc quy định nêu trên. Những trường hợp cá biệt vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa đôi khi xảy ra như của Coca Cola đối với 6 sản phẩm: Fanta (hương cam), Sprite (chai thủy tinh), nước tăng lực hiệu Samurai (chai thủy tinh), nước tăng lực Samurai (hương dâu)… đã được Thanh tra Bộ Y tế nghiêm túc yêu cầu nhà sản xuất phải khắc phục. Trong khi đó việc Pepsico Việt Nam phớt lờ quy định pháp luật, không cung cấp, ghi rõ địa chỉ sản xuất trên bao bì sản phẩm thì lại chưa được các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức.

Về phía doanh nghiệp, đại diện Pepsico Việt nam cho rằng họ vẫn “làm đúng” theo quy định về ghi nhãn hàng hóa. Để khẳng định cho việc “làm đúng” này, nhà sản xuất viện dẫn kết luận thanh tra của Bộ Y tế, các thông tư hướng dẫn liên quan đến việc ghi nhãn hàng hóa của liên bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương (Thông tư liên tịch số 34, năm 2014) và Thông tư số 14 (2007) của Bộ Khoa học và Công nghệ làm căn cứ để nói rằng đang thực hiện đúng theo quy định.

Cụ thể, điều 12, Thông tư liên tịch số 34 về việc Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn có hướng dẫn: Trường hợp sản phẩm được sản xuất tại các địa điểm khác ngoài nơi đăng ký kinh doanh nhưng mang cùng thương hiệu do các cơ sở này sản xuất thì trên nhãn ghi địa chỉ cơ sở sản xuất ra sản phẩm đó hoặc tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm nhưng phải đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc”.

Hoặc tại Thông tư số 14 của Bộ Khoa học và Công nghệ có hướng dẫn về việc ghi nhãn hàng hóa: Đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa có nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, các hàng hóa mang cùng thương hiệu do các cơ sở này sản xuất, kinh doanh được phép ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó nếu được các cơ quan quản lí Nhà nước có thẩm quyền xác nhận chất lượng của hàng hóa này phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đã công bố”.

Mặc dù vậy, các chuyên gia pháp lí đều cho rằng trong hệ thống các văn bản pháp luật (Hiến pháp, luật, nghị định, thông tư, quyết định…), về nguyên tắc văn bản có hiệu lực pháp luật cao hơn thì phải tuân thủ.

Cụ thể, Nghị định 89/2006 của Chính phủ quy định về ghi nhãn hàng hóa được ban hành là văn bản có hiệu lực pháp luật cao hơn so với các thông tư do cấp bộ ban hành. Vì vậy cần phải thực hiện theo đúng tinh thần Nghị định này.

Về phía người tiêu dùng, thông tin về nơi sản xuất sản phẩm cũng là một thông tin rất đáng quan tâm. Thế nhưng thực tế, sau những giải thích hời hợt của người đại diện, Pepsico Việt Nam vẫn đang phớt lờ cả những nguyên tắc pháp lí lẫn đòi hỏi chính đáng của người tiêu dùng.

Nhóm PV

Bài liên quan

Tin mới

Campuchia điều chỉnh giờ học và bơm nước vào lớp học do nắng nóng gay gắt
Campuchia điều chỉnh giờ học và bơm nước vào lớp học do nắng nóng gay gắt

Campuchia đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng, học sinh phải “gồng mình” để hoàn thành chương trình học, nhà trường tìm mọi cách giảm nhiệt cho lớp học.

Dự án đường Vành đai 3 TP. HCM chưa được thông qua
Dự án đường Vành đai 3 TP. HCM chưa được thông qua

Dù tìm được nguồn cát đắp nền phục vụ thi công dự án đường Vành đai 3 TP. HCM nhưng thủ tục khai thác chưa thông nên một số gói thầu chỉ thi công cầm chừng vì thiếu cát.

Mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch ngày 2/5
Mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch ngày 2/5

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 2/5 của các công ty chứng khoán.

Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa
Đồ Sơn – Điểm đến 4 mùa

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng đón tiếp số lượng lớn du khách thăm quan, du lịch và lưu trú.

Chiến thắng 30/4 là nguồn cảm hứng cho các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do
Chiến thắng 30/4 là nguồn cảm hứng cho các dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do

Đại diện Venezuela khẳng định, chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 đã, đang và sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các dân tộc trên thế giới đang đấu tranh vì độc lập, tự do, công bằng và tiến bộ xã hội.

Kim loại đồng sẽ vượt trội trước sự bùng nổ lĩnh vực xe điện
Kim loại đồng sẽ vượt trội trước sự bùng nổ lĩnh vực xe điện

Lĩnh vực xe điện toàn cầu đang được đầu tư rất nhiều nhằm góp phần hướng tới kịch bản phát thải ròng bằng 0 (Net-zero) vào năm 2050. Tuy nhiên, kim loại đồng, nguyên liệu đầu vào quan trọng của ngành công nghiệp xe điện, lại đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung và giá tăng cao. Xu hướng này vừa là thách thức, nhưng cũng vừa là động lực và cơ hội mới.