Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực lao động để tái cơ cấu nền kinh tế

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực theo hướng thúc đẩy chuyển dịch các nguồn lực sản xuất sang các ngành, lĩnh vực có năng lực cạnh tranh hơn.

Sáng 26/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo “Phát triển thị trường lao động nhằm thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam”. 

Tại hội thảo, PGS.TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ, thực tiễn cho thấy, thị trường lao động Việt Nam đã có nhiều dịch chuyển tích cực. Lao động từ nông nghiệp dịch chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức; Từ những công việc không ổn định, bấp bênh sang những công việc mang tính ổn định, bền vững và đảm bảo hơn; Từ những nghề đơn giản sang nghề đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao; Nhận thức của người lao động về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đã có cải thiện rõ rệt.

Hội thảo “Phát triển thị trường lao động nhằm thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam”
Hội thảo “Phát triển thị trường lao động nhằm thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam”.

Theo bà Lê Thị Xuân Quỳnh, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực, CIEM cho biết, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách chưa bao phủ đầy đủ chủ thể của thị trường lao động. Nhìn chung, Việt Nam vẫn dư thừa lao động, chất lượng việc làm chưa cao, mất cân đối trong cung - cầu lao động giữa các vùng, khu vực. Bên cạnh đó, lao động có chứng chỉ, bằng cấp mới đạt 24,5% năm 2020. Các định chế trung gian, chính sách an sinh và bảo hiểm còn yếu, độ bao phủ thấp, chưa đạt hiệu quả cao.

Chỉ ra nguyên nhân, TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, hệ thống quản lý nhân khẩu theo sổ hộ khẩu đang tạo ra “ma sát” rất lớn với quá trình dịch chuyển lao động. Dịch chuyển lao động liên quan đến nhân khẩu học và trình độ ở mỗi vùng miền phải có sự liên thông, phát triển hài hòa.

"Ví dụ, nếu tập trung tập trung nguồn lực vào Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh - những nơi được đánh giá sử dụng hiệu quả năng suất lao động nhất hiện nay thì với nguồn nhân lực có hạn đồng nghĩa chúng ta không đầu tư vào những nơi khác, gây áp lực lên hạ tầng, thị trường lao động cũng bị tác động", TS. Nguyễn Tú Anh.

Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp chỉ ra rằng, nhu cầu của nhiều doanh nghiệp vẫn theo mô hình lao động giá rẻ nên nhu cầu lao động có trình độ không nhiều, khả năng xin được việc thấp. Người có trình độ vừa mất tiền bạc, thời gian, chi phí, cơ hội để đi học nhưng kỹ năng không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Đây chính là nguyên nhân khiến thị trường đào tạo lao động chưa có áp lực cạnh tranh, hiện chưa có trường nào đào tạo không tốt, không hiệu quả bị loại bỏ.

"Vì vậy, trong giai đoạn tới phát triển thị trường lao động cần chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, về tạo dựng và giải quyết việc làm cho người lao động; chính sách tiền lương, phát triển các định chế trung gian, các cơ chế an sinh, bảo hiểm xã hội cho người lao động để thúc đẩy thị trường lao động phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả", đại diện nhóm nghiên cứu của CIEM đề xuất.

Cũng đề cập đến chính sách tiền lương, TS. Nguyễn Tú Anh đề xuất, chính sách này cần được xem xét điều chỉnh đồng thời với phát triển các định chế trung gian, các cơ chế an sinh, bảo hiểm xã hội cho người lao động để thúc đẩy thị trường phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả và hội nhập với thị trường lao động khu vực và thế giới. Qua đó, hướng tới mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao…

Chung quan điểm này, theo TS. Bùi Sỹ Tuấn, Phó Chánh Văn phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chính sách tiền lương đã được thực hiện theo Nghị quyết 27 và Nghị quyết 28 của Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, đã là thị trường thì phải có sự đồng bộ dưới sự quản lý của nhà nước để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, phân tiền lương theo hiệu quả sản xuất kinh doanh và thỏa thuận, đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn, tích cực đối thoại để quyền lợi các bên được đảm bảo khi giải quyết tranh chấp lao động.

Phó Viện trưởng CIEM, PGS.TS Trần Kim Chung cũng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi và biến động khó lường, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, diễn biến gay gắt của biến đổi khí hậu tiếp tục đặt ra yêu cầu về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong đó, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng, thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển doanh nghiệp, tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế nhằm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cho phát triển đất nước.

Đồng thời, Việt Nam cần thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực theo hướng thúc đẩy chuyển dịch tích cực các nguồn lực sản xuất sang các ngành, lĩnh vực có năng lực cạnh tranh hơn, năng suất lao động cao hơn và đóng góp tốt hơn vào quá trình phát triển và tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.