Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phấn đấu kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản lên 100 tỷ USD

Đại sứ Ito Naoki gửi lời chia buồn về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; chia sẻ cố Tổng Bí thư đã có nhiều chỉ đạo và đóng góp cho quan hệ Việt - Nhật và khẳng định sẽ kế thừa di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển của quan hệ hai nước.

Ngày 13/8/2024, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki. Ảnh: TTXVN

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại sứ Ito Naoki được Chính phủ Nhật Bản bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam sau khi hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2023; chuyển lời cảm ơn tới lãnh đạo và Nhân dân Nhật Bản đã dành sự quan tâm, chia sẻ và cử Đặc phái viên của Thủ tướng Nhật Bản, nguyên Thủ tướng Suga Yoshihide tham dự lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Thủ tướng Chính phủ bày tỏ hài lòng trước tiến triển tốt đẹp của quan hệ hai nước thời gian qua, trong đó giao lưu, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên, hợp tác, liên kết kinh tế ngày càng chặt chẽ, Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Cùng với đó, giao lưu, gắn kết nguồn nhân lực ngày càng mật thiết, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản tăng nhanh và hiện đã đạt hơn 560.000 người.

Đánh giá cao kinh nghiệm hợp tác với Việt Nam trong quá trình công tác tại Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Đại sứ Ito Naoki tích cực phối hợp triển khai khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được nâng cấp trên cơ sở phương châm “chân thành, tình cảm, tin cậy, thực chất, hiệu quả”, đưa quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển với “sáu điểm hơn” trong nhiệm kỳ tại Việt Nam gồm: 

Thứ nhất, củng cố sự tin cậy chính trị gắn bó, mật thiết hơn thông qua tăng cường các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao, thúc đẩy các chuyến thăm của lãnh đạo Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản đến Việt Nam; thúc đẩy hợp tác quốc phòng an ninh. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ đã chuyển lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mời Nhà vua và Hoàng hậu cùng các thành viên Hoàng gia Nhật Bản thăm Việt Nam. 

Thứ hai, tăng cường hợp tác kinh tế, liên kết kinh tế mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Đại sứ Ito vận động Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế toàn diện, cung cấp ODA thế hệ mới với thủ tục vay đơn giản hơn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, mở cửa thị trường đối với nông sản của Việt Nam. Thủ tướng cũng đề nghị Đại sứ Ito nỗ lực thúc đẩy các dự án hợp tác giữa hai nước như Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn, đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyến số 1…

Đánh giá cao kinh nghiệm hợp tác với Việt Nam trong quá trình công tác tại Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Đại sứ Ito Naoki tích cực phối hợp triển khai khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được nâng cấp. Ảnh: TTXVN
Đánh giá cao kinh nghiệm hợp tác với Việt Nam trong quá trình công tác tại Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Đại sứ Ito Naoki tích cực phối hợp triển khai khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được nâng cấp. Ảnh TTXVN.

Thứ ba, mở rộng hợp tác toàn diện hơn sang các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo, phát thải ròng bằng 0… thông qua Sáng kiến Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 Châu Á (AZEC). 

Thứ tư, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo thực chất, hiệu quả hơn.

Thứ năm, thúc đẩy gắn kết nguồn nhân lực, hợp tác lao động, địa phương, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân mật thiết, sâu sắc hơn. Thủ tướng cũng đề nghị Đại sứ tăng cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam học tại Nhật Bản, phát triển các trường đại học tại Việt Nam như Đại học Việt - Nhật, các khoa tiếng Nhật tại các trường đại học. 

Thứ sáu, Thủ tướng đề nghị tăng cường hợp tác lẫn nhau thực chất, hiệu quả hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.

Đại sứ Ito Naoki một lần nữa gửi lời chia buồn về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; chia sẻ cố Tổng Bí thư đã có nhiều chỉ đạo và đóng góp cho quan hệ Việt - Nhật và khẳng định sẽ kế thừa di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển của quan hệ hai nước.

Bày tỏ vui mừng được bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam trong bối cảnh quan hệ hai nước đã có nhiều bước tiến vượt bậc thời gian qua, Đại sứ Ito nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời gian công tác tại Việt Nam là làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản hướng tới giai đoạn 50 năm tiếp theo.

Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ đầu tư của Nhật Bản tăng lên trong thời gian gần đây đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư thứ hai vào Việt Nam, Đại sứ Ito đặt mục tiêu phấn đấu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản lên 100 tỷ USD sau 10 năm; cam kết sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan thúc đẩy tiến độ các dự án đã được Lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí; làm sôi động hóa hợp tác ODA, thúc đẩy các dự án ODA mới cho Việt Nam trong lĩnh vực hạ tầng; phối hợp thúc đẩy Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới nhằm cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam.

Đại sứ Ito cũng cho biết Nhật Bản sẽ hợp tác đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn, AI cho Việt Nam thông qua Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST); khẳng định tiếp tục vận động Chính phủ Nhật Bản có chính sách ưu đãi hơn cho lao động Việt Nam. Đại sứ cũng khẳng định Nhật Bản sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tham gia thành công vào Triển lãm World EXPO tại Osaka năm 2025.

PV/VOV.vn

Bài liên quan

Tin mới

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì?
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì?

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức khi thẩm định giá doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc thực hiện được quy định như thế nào?

LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - Mã: LPB) vừa công bố thông tin bổ sung nội dung họp đại hội đồng cổ đông bất thường, dự kiến diễn ra vào ngày 22/9 tới. HĐQT LPBank trình đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua tối đa 5% vốn điều lệ của FPT tại thời điểm triển khai, tính theo thị giá hiện hành tương đương khoảng gần 10.000 tỷ đồng.

Công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự mới tại 3 tỉnh
Công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự mới tại 3 tỉnh

Theo đó, công bố các quyết định bổ nhiệm, chuẩn y nhân sự tại 3 tỉnh Hưng Yên, An Giang, Nghệ An...

Dịch vụ cấy chỉ thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT
Dịch vụ cấy chỉ thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT

Bà Trần Thị Khuyến có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bình Thuận, tạm trú tại tỉnh Khánh Hòa. Bà Khuyến đang trị liệu cấy chỉ tại Bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh Khánh Hòa (có giấy chuyển viện ngoại trú). Vậy, bà Khuyến có được thanh toán BHYT không? Nếu được thì kèm theo điều kiện nội trú hay ngoại trú?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp quốc

Từ ngày 22-26/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Đường ống khí đốt Siberia 2: Tính toán của Nga với Mông Cổ và Trung Quốc
Đường ống khí đốt Siberia 2: Tính toán của Nga với Mông Cổ và Trung Quốc

Đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, kết nối các mỏ khí đốt ở Yamal thuộc Tây Siberia (Nga) với Trung Quốc qua Mông Cổ đang được Nga tính toán như thế nào?