Cụ thể, hơn 500.000 tài khoản Zoom đã được ghi nhận về rò rỉ thông tin, bao gồm email, mật khẩu, đường dẫn cuộc họp lẫn các vấn đề bảo mật khác. Đáng quan ngại hơn, việc bảo mật tài khoản Zoom khá kém, bao gồm cả việc mã hóa dữ liệu trao đổi, dễ dàng bị dò quét ID cuộc họp, lỗ hổng bảo mật liên quan...
Ảnh minh họa
Nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đã được xác định từ đầu năm 2020. Thông qua những lỗ hổng trên, tin tặc có thể truy cập bất hợp pháp vào các phòng họp, theo dõi, truyền bá các thông tin xấu độc, đánh cắp thông tin hoặc cài đặt mã độc trực tiếp trên máy tính người dùng.
Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cũng phát đi cảnh cáo tới các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước được khuyến cáo không nên sử dụng phần mềm Zoom để phục vụ các buổi họp trực tuyến tại đơn vị mình. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác cần cân nhắc cẩn thận khi sử dụng phần mềm họp trực tuyến Zoom.
Tại Việt Nam cũng có nhiều ứng dụng họp trực tuyến được các nhà cung cấp như Viettel, VNPT, MobiFone, FPT, VNG, CMC, Nhân Hòa... phát triển, việc cân nhắc lựa chọn ứng dụng trong nước cũng là một phương án dành cho các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu làm việc trực tuyến, đặc biệt là việc tổ chức họp trực tuyến.
Đối với người đã dùng phần mềm Zoom, Cục An toàn thông tin khuyến cáo phải thực hiện ngay việc đổi mật khẩu phức tạp, tránh sử dụng chung mật khẩu với các tài khoản khác.
Thiên Trường