Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phát triển TP. Thủ Đức trở thành trung tâm kinh tế tri thức của TP. Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung TP. Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040, với mục tiêu TP. Thủ Đức trở thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, khoa học-công nghệ, tài chính quan trọng của TP. Hồ Chí Minh và quốc gia.

Theo đó, phạm vi nghiên cứu trực tiếp gồm toàn bộ địa giới hành chính TP. Thủ Đức với tổng diện tích khoảng 211,56 km2. Phạm vi nghiên cứu gián tiếp gồm các quận huyện thuộc TP. Hồ Chí Minh và 2 tỉnh giáp ranh là tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.

Việc lập quy hoạch nhằm đề xuất định hướng phát triển TP. Thủ Đức phù hợp với cấu trúc, định hướng phát triển không gian của TP. Hồ Chí Minh và vùng TP. Hồ Chí Minh; đáp ứng mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ, tài chính quan trọng của TP. Hồ Chí Minh và quốc gia.

Quy hoạch đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội TP. Thủ Đức; tạo điều kiện khả thi để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển đô thị hiện nay như dân số, nhà ở, hạ tầng, giao thông, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở chuyển đổi và phát triển hạ tầng số.

TP. Thủ Đức trở thành trung tâm kinh tế tri thức của TP. Hồ Chí Minh
TP. Thủ Đức trở thành trung tâm kinh tế tri thức của TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: VGP)

Hướng tới phát triển đô thị có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn, văn hóa đặc trưng trên cơ sở bảo tồn di sản, cảnh quan sông nước và phát triển hạ tầng đô thị thông minh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý phát triển, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và các khu vực trong TP. Thủ Đức theo quy hoạch, đảm bảo chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc TP. Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó, theo quyết định này, TP. Thủ Đức là đô thị loại I trực thuộc TP. Hồ Chí Minh, phát triển theo mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao; trung tâm phía Đông của TP. Hồ Chí Minh về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo.

Trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ và hợp tác phát triển; tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo bậc cao, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, tài chính và thương mại - dịch vụ; có vai trò là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển hạ tầng số của thành phố và vùng TP. Hồ Chí Minh. Không những vậy, TP. Thủ Đức còn là đầu mối kết nối khu trung tâm hiện hữu TP. Hồ Chí Minh với cảng hàng không quốc tế Long Thành và các đô thị, khu chức năng trọng điểm phía đông của vùng TP. Hồ Chí Minh.

Dự kiến, đến năm 2030 dân số toàn TP. Thủ Đức đạt khoảng 1,5 triệu người; năm 2040 đạt khoảng 2,2 triệu người, hướng đến 3 triệu người sau năm 2040.

Từ mục tiêu trên, yêu cầu trọng tâm đối với công tác lập quy hoạch TP. Thủ Đức là rà soát quy hoạch chung TP. Hồ Chí Minh và các quy hoạch chuyên ngành đã được triển khai thực hiện trên địa bàn TP. Thủ Đức. Trên cơ sở phân tích, đánh giá triển khai thực hiện quy hoạch chung TP. Hồ Chí Minh năm 2010 trên địa bàn, tập trung vào việc thực hiện các định hướng phát triển tại khu đô thị phía Đông TP. Hồ Chí Minh với vai trò là trung tâm mới mở rộng của thành phố (khu đô thị mới Thủ Thiêm) và là khu đô thị khoa học công nghệ, hạt nhân là khu công nghệ cao và khu đại học quốc gia.

Đồng thời, dự báo các nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, trong bối cảnh phát triển của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển, bám sát các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, định hướng phát triển không gian TP. Hồ Chí Minh, chủ trương phát triển đô thị sáng tạo tương tác cao, đô thị thông minh, đô thị phát triển bền vững.

Nhiệm vụ quy hoạch chung TP. Thủ Đức đến năm 2040 cũng nghiên cứu, cập nhật những chủ trương, định hướng quan trọng có liên quan đến quy hoạch, phát triển đô thị và phát triển kinh tế xã hội; phối hợp các chương trình, đề án, dự án… của TP. Hồ Chí Minh trong một khung phát triển có tầm nhìn dài hạn và có tính thực thi cao; nghiên cứu trên nền đô thị đã hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ, đề xuất mô hình phát triển thành phố Thủ Đức theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) gắn với quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, tạo thêm dư địa phát triển từ giá trị đất và bảo đảm khả năng dự trữ cho tương lai và bảo vệ môi trường sinh thái…

Nguyễn Tùng - Hoàng Dương

Bài liên quan

Tin mới

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.