Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo đó, nhiệm vụ thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm các nội dung cụ thể như: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thực hiện Chương trình OCOP gồm tăng cường công tác tuyên truyền trên các báo, đài phát thanh truyền hình;

Các Trang, Cổng thông tin điện tử, các lớp tập huấn để tuyên truyền đến cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp  và nhân dân trên địa bàn tỉnh về nội dung, mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP;

Thực hiện các chuyên mục, chuyên đề, xây dựng nhiều hình thức tuyên truyền trực quan nhằm giới thiệu, tuyên truyền, cổ vũ những mô hình tốt, cách làm hay, những gương điển hình tiên tiến về phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh.

Tham gia các Hội nghị triển khai, tổng kết và các lớp tập huấn hướng dẫn triển khai, nâng cao năng lực quản lý về Chương trình OCOP do các Bộ, ngành tổ chức để cập nhật những kiến thức mới, những văn bản lãnh đạo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về triển khai thực hiện Chương trình OCOP.

Kiểm tra tại cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng sản phẩm; việc duy trì các tiêu chí đánh giá của sản phẩm OCOP và phát triển sản phẩm mới: số sản phẩm được duy trì, áp dụng các tiêu chí sản phẩm OCOP và sản phẩm đang hoàn thiện và định hướng phát triển sản phẩm áp dụng các quy trình sản xuất công nghệ tiên tiến (ISO, HACCP, VietGAP, hữu cơ…) để nâng hạng sao sản phẩm.

Tổ chức đánh giá, phân hạng, tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP: Hội đồng thẩm định cấp tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm đạt từ 70 điểm trở lên, trình UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 04 sao. Đối với các sản phẩm đạt từ 90 điểm trở lên, UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm, chuyển hồ sơ và sản phẩm đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia. 

Tổ chức lễ công bố quyết định công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh kết hợp trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP nhằm hỗ trợ các chủ thể giới thiệu và tìm kiếm nhà phân phối, mở rộng thị trường.

Tổ chức hoạt động quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP như đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ triển lãm, sự kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc thường niên gắn với văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp vùng; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với các khu, điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.

Xây dựng hệ thống phân phối phù hợp, từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các sản phẩm quà tặng, quà biếu, sản phẩm đặc sản địa phương.

Do đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành, các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên; đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về cơ sở pháp lý và nội dung đề xuất theo quy định.

Thuận Yến (t/h)