Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030

Năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là các trụ cột chính.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1305/QĐ-TTg ngày 08/11/2023 phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.

Ảnh internet.
Phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030. Ảnh internet.

Đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là các trụ cột chính.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 6,5%/năm, trong đó, tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7 - 7,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khu vực dịch vụ đạt 7 - 7,5%/năm.

Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 05 thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước trong giai đoạn 2023 - 2030.

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chương trình là thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động. Cụ thể, lựa chọn một số lĩnh vực, một số địa phương thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế; nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ủy ban năng suất quốc gia trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam; thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động về các yêu cầu, rào cản đối với cải thiện năng suất lao động và kiến nghị các giải pháp phù hợp...

Phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030. Ảnh báo Lao động.
Phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030. Ảnh báo Lao động.

Nhiệm vụ và giải pháp khác là phát triển mạnh mẽ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Cụ thể, chú trọng lồng ghép giải pháp tăng năng suất lao động vào các chương trình, cơ chế, chính sách xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số; phát triển thị trường khoa học công nghệ, khuyến khích hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số sâu rộng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp; xây dựng và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo phù hợp cho từng giai đoạn phát triển; phát huy vai trò của Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tạo dựng Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia lấy doanh nghiệp là trung tâm...

Cùng với nhiệm vụ, giải pháp nêu trên là nhiệm vụ thúc đẩy cơ cấu lại không gian kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành. Theo đó, phát triển vùng và liên kết vùng hiệu quả. Hình thành không gian phát triển các tiểu vùng phù hợp trong từng vùng kinh tế - xã hội để kết nối phát triển, phát huy lợi thế cạnh tranh và tăng năng suất lao động ở các tiểu vùng và từng địa phương trong vùng...

PV (lược ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Khách qua sân bay Điện Biên tăng gấp 5 lần ngày thường
Khách qua sân bay Điện Biên tăng gấp 5 lần ngày thường

Dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng khách đi/đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày tăng gấp 5 lần ngày thường.

Phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2050
Phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Công ty Vĩnh Hoàn bị HoSE nhắc nhở do chậm công bố báo cáo tài chính quý I/2024
Công ty Vĩnh Hoàn bị HoSE nhắc nhở do chậm công bố báo cáo tài chính quý I/2024

Mới đây, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) vừa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) nhắc nhở do chậm công bố báo cáo tài chính quý I/2024.

Bắc Ninh đạt 6 giải Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024
Bắc Ninh đạt 6 giải Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024

 Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Quyết định số 647/QĐ-BTTTT công nhận kết quả Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024 của Việt Nam.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Khởi tố, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Chiều 4/5, tại buổi họp báo Chính phủ Thường kỳ, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết: Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Châu Âu, EU lo bị lộ những gì?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Châu Âu, EU lo bị lộ những gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Theo kế hoạch, người đứng đầu Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen sẽ gặp ông Tập và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris để thảo luận về mối quan hệ với Trung Quốc.