Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phê duyệt Văn kiện DA Khảo sát, nghiên cứu khả thi DA xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản

Ngày 27/3, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định số 1425/QĐ-UBND về việc phê duyệt Văn kiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Khảo sát, nghiên cứu khả thi dự án xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại Hà Nội’' - do Chính phủ Pháp tài trợ không hoàn lại.

Phê duyệt Văn kiện DA Khảo sát, nghiên cứu khả thi DA xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản - Hình 1

Ảnh minh họa

Dự án nhằm khảo sát, lập nghiên cứu khả thi dự án xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại Hà Nội theo quy định hiện hành liên quan của pháp luật Việt Nam; Đề xuất phương án, hình thức đầu tư để xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại Hà Nội, phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.

Địa điểm dự kiến thực hiện xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội (quy mô khu đất khoảng 155ha).

Nội dung chính của Dự án hỗ trợ kỹ thuật: Đánh giá tác động của việc đặt chợ đầu mối tại vị trí đã chọn; nghiên cứu lưu lượng giao thông; thiết kế sơ bộ chợ đầu mối; ước tính chi phí dự án... Nghiên cứu chợ; nghiên cứu kỹ thuật; cộng thêm các yếu tố pháp lý. Từ đó, đưa ra các phân tích tài chính như phân tích kinh tế dự án, phân tích tài chính của tài khoản giao dịch dự án và tài khoản tiền mặt, mô phỏng và giả định.

Báo cáo kết quả nghiên cứu khả thi dự án xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại Hà Nội cho UBND Thành phố, trong đó, nêu bật được tính khả thi của dự án xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại Hà Nội và chỉnh sửa báo cáo dựa trên phản hồi từ các cơ quan chuyên môn thành phố và các tổ chức có liên quan.

Tổng vốn và nguồn vốn thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật: 415.000 Euro, tương đương 11,205 tỷ đồng, do Chính phủ Pháp tài trợ không hoàn lại. Thời gian thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật: 01 năm (từ quý II/2019 - quý II/2020).

Nguyễn Tuệ

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn
Quảng Ninh: Mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn

Liên quan đến vụ việc lật thuyền do dông lốc tại khu vực Sông Chanh, thị xã Quảng Yên vào ngày 25/4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trực tiếp yêu cầu tiếp tục mở rộng phạm vi, khẩn trương tìm kiếm người bị nạn.

PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định
PC Hòa Bình: Nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng sắp tới, đồng thời đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên diện rộng, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đưa ra nhiều giải pháp và chủ động thực hiện từ sớm. Ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó giám đốc PC Hòa Bình đã có những chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh vấn đề này.

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Chính sách pháp luật thuế và chính sách pháp luật chuyên ngành cần được củng cố, sửa đổi, bổ sung nhằm bao quát toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT.

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore
Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore vừa cung cấp thông tin về việc quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore.

Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore
Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ hai, Indonesia xếp thứ ba, Trung Quốc xếp thứ tư, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ năm vào thị trường Singapore.