Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng Hai có 11 nội dung quan trọng

Trong Phiên họp, Chính phủ sẽ xem xét cho ý kiến, quyết nghị đối với 11 nội dung gồm: 06 dự án luật, 04 đề nghị xây dựng pháp luật và đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Sáng nay, ngày 27/02, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 02/2024 với 11 nội dung quan trọng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 2/2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 02/2024. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Cùng tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan.

Theo chương trình phiên họp, Chính phủ sẽ xem xét cho ý kiến, quyết nghị đối với 11 nội dung gồm: 06 dự án luật, 04 đề nghị xây dựng pháp luật và đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Cụ thể, 06 dự án luật được thảo luận gồm: Dự án Luật Phòng không Nhân dân; dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi; dự án Luật Di sản văn hóa sửa đổi; dự án Luật Địa chất và Khoáng sản; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Bốn đề nghị xây dựng luật gồm: Đề nghị xây dựng Luật Hàm, cấp ngoại giao; đề nghị xây dựng Luật Hàng không sửa đổi; đề nghị xây dựng Luật Đường sắt sửa đổi; đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số.

Theo Thủ tướng, những nội dung của phiên họp đều là những nội dung quan trọng, khó, với yêu cầu cao, trong khi thời gian và nguồn lực có hạn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Thủ tướng, những nội dung của phiên họp đều là những nội dung quan trọng, khó, với yêu cầu cao, trong khi thời gian và nguồn lực có hạn. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Ngoài ra, Chính phủ cũng xem xét, cho ý kiến về đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại, xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược đã được Đảng, Nhà nước ta xác định. Năm 2024, ngay trong những ngày đầu năm, chúng ta đã và đang nỗ lực, khẩn trương triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó, đột phá về thể chế tiếp tục là một nhiệm vụ trọng tâm.

Tháng 01/2024, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật với 05 nội dung. Nhiệm vụ tháng Hai còn nặng nề hơn, vừa tích cực chuẩn bị trình Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh năm 2024 (phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 01/03/2024), vừa quyết nghị các dự án luật phục vụ Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV (tháng 05/2024).

Ảnh internet.
Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng Hai có 11 nội dung quan trọng. Ảnh internet.

Theo Thủ tướng, những nội dung của phiên họp đều là những nội dung quan trọng, khó, với yêu cầu cao, trong khi thời gian và nguồn lực có hạn. Để bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng, Thủ tướng yêu cầu với các cơ quan chủ trì, soạn thảo, các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan phải trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, đề nghị xây dựng pháp luật, các cơ quan liên quan phải có ý kiến kịp thời; bố trí các cán bộ có năng lực, trình độ, tâm huyết cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; rà soát lại chế độ, chính sách bảo đảm phù hợp cho các cán bộ làm công tác này với quan điểm đầu tư cho xây dựng thể chế chính là đầu tư cho sự phát triển.

Thủ tướng lưu ý trong quá trình xây dựng các dự án luật, các đề nghị xây dựng pháp luật thì chỉ lấy ý kiến một lần các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, nếu còn ý kiến khác nhau thì Phó Thủ tướng phụ trách chủ trì triệu tập cuộc họp với các bộ, cơ quan để xử lý ngay. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan cần chuẩn bị, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn để thi hành ngay sau khi các luật có hiệu lực.

Với tinh thần "khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết", Thủ tướng đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định, bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, minh bạch, công khai, sát thực tiễn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, dễ đánh giá, để các đối tượng thực thi, tuân thủ pháp luật yên tâm thực hiện.

PV (lược thuật)

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang: 5 ngày nghỉ lễ, tạm giữ hơn 1 nghìn phương tiện, xử phạt gần 7,4 tỷ đồng
Bắc Giang: 5 ngày nghỉ lễ, tạm giữ hơn 1 nghìn phương tiện, xử phạt gần 7,4 tỷ đồng

Trong 5 ngày nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5, lực lượng CSGT toàn tỉnh huy động hơn 2.400 lượt cán bộ, chiến sĩ tổ chức 283 ca tuần tra kiểm soát; lập biên bản 2.416 trường hợp vi phạm (958 ô tô, 1.411 mô tô, 47 phương tiện khác); xử phạt 7,39 tỷ đồng; tước giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn 762 trường hợp; tạm giữ 1.096 phương tiện. Trên địa bàn tỉnh xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm 4 người tử vong.

Báo động tình trạng giải ngân vốn đầu tư công: 7 bộ, cơ quan có tỷ lệ giải ngân là 0%
Báo động tình trạng giải ngân vốn đầu tư công: 7 bộ, cơ quan có tỷ lệ giải ngân là 0%

Thông tin từ Bộ Tài chính, thì tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước tháng Ba và ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024: Có 7 bộ, cơ quan Trung ương tỷ lệ giải ngân là 0%, có 25 địa phương tỷ lệ giải ngân dưới 15%.

Tiêu chuẩn, quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội
Tiêu chuẩn, quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội

Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định, chức danh Chủ tịch Quốc hội sẽ do Quốc hội bầu, trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Bình Định: Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, đón hơn 277 nghìn lượt khách thập phương
Bình Định: Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, đón hơn 277 nghìn lượt khách thập phương

Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 (tính từ ngày 27/4 – 1/5), tỉnh Bình Định đón hơn 277 nghìn lượt khách thập phương, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng doanh thu ước đạt 305 tỷ đồng, tăng 18,5%.

Nhập khẩu 60.000 tấn khí LNG sản xuất điện mùa khô
Nhập khẩu 60.000 tấn khí LNG sản xuất điện mùa khô

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết, tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn khí LNG từ cảng Bintulu Malaysia đã cập bến cảng PV GAS Vũng Tàu an toàn và hoàn thành chuyển giao nhiên liệu phục vụ sản xuất điện cao điểm mùa khô năm 2024.

Công an Buôn Ma Thuột bắt giữ đối tượng cầm đầu đường dây môi giới mại dâm chuyên nghiệp
Công an Buôn Ma Thuột bắt giữ đối tượng cầm đầu đường dây môi giới mại dâm chuyên nghiệp

Hà Thị Bích Thùy thừa nhận đã có hành vi môi giới cho các đối tượng, mỗi lượt Thùy lấy 1 triệu đồng, số tiền còn lại đưa cho gái bán dâm.