Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19 cần đảm bảo nguồn nhân lực

Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực phục vụ quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh.

Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Đội ngũ quản lý sẽ chịu trách nhiệm chính trong công cuộc điều hướng rủi ro cho doanh nghiệp. Chính các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để thực hiện nhiệm vụ phức tạp: Đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc sau khi các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh Vĩnh Phúc được nới lỏng.

Hiện nhiều doanh nghiệp đang có kế hoạch thực hiện các phương pháp an toàn lao động để bảo vệ nhân viên và các chiến lược xoay quanh làm việc từ xa và tự động hóa.

Công ty TNHH cơ khí Sông Phan, Khu KT – XH Tân Tiến, thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường) đảm bảo việc làm cho gần 100 lao động với thu nhập ổn định từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng
Công ty TNHH cơ khí Sông Phan (Vĩnh Tường) đảm bảo việc làm cho gần 100 lao động với thu nhập ổn định từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Khi doanh nghiệp chuyển sang giai đoạn tiếp theo của ứng phó đại dịch COVID-19, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp sáng tạo để đảm bảo an toàn lao động được duy trì một cách bền vững. Huy động lực lượng chuyên trách để định hình, xây dựng, thực hiện và giám sát chiến lược trở lại nơi làm việc chính là điểm mấu chốt. Đồng thời, các doanh nghiệp đánh giá bốn lĩnh vực khi đưa lực lượng lao động trở lại làm việc: Sức khỏe và an toàn, loại hình công việc, tài chính (Chi phí và doanh thu) và nhu cầu của nhân viên. 

Để giải bài toán về nguồn nhân lực cho các DN, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các ngành chức năng và địa phương cung cấp kịp thời các thông tin về cung - cầu lao động.

Song song với đó là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu đa dạng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề.

Thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục và phát triển dạy nghề; chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn mới phù hợp với các ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư, phù hợp với định hướng phát triển KT- XH của tỉnh.

Đồng thời, nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm; tăng cường tuyên truyền, giúp người dân nắm rõ các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh trong lĩnh vực dạy nghề, giải quyết việc làm.

Bên cạnh đó là tổ chức khảo sát nhu cầu về lao động của các DN, thực hiện hỗ trợ chỗ ở cho công nhân là người ngoại tỉnh ở lại Vĩnh Phúc làm việc; phối hợp tốt với các tỉnh, thành phố không có dịch tuyển dụng thêm nguồn lao động cho các DN; tổ chức thêm nhiều phiên giao dịch việc làm.

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực, 6 tháng đầu năm, ngành chức năng và các địa phương đã giải quyết việc làm cho gần 7.000 lao động.

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của Covid – 19, nhưng huyện Vĩnh Tường, Tam Dương… vẫn là điểm sáng trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó phòng LĐ-TB & XH huyện Vĩnh Tường cho biết: “6 tháng đầu năm 2021, công tác giải quyết việc làm được địa phương đẩy mạnh, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tổ chức tốt lễ đón, tư vấn, giải quyết việc làm cho hơn 300 bộ đội xuất ngũ năm 2021; giới thiệu việc làm mới cho 1.029 lao động địa phương”.

Thời gian qua, Phòng LĐ-TB&XH huyện Tam Dương phối hợp tốt với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh; Trung tâm Đào tạo lao động xuất khẩu tỉnh và các địa phương đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, phát huy hiệu quả của các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu của các DN trên địa bàn; gắn dạy nghề với giải quyết việc làm; thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tạo việc làm mới cho người lao động.

Vì vậy, 6 tháng đầu năm, trên địa bàn đã giải quyết việc làm mới cho 1.500 lao động, tăng 122 lao động so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí Sông Phan, Khu KT – XH Tân Tiến, thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường) cho biết: “Việc một số lao động có tâm lý e ngại đi làm trở lại do Covid – 19 là có thật.

Thời gian đầu, công ty phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, dù đã thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, mức lương, cung cấp các điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi. Được sự trợ giúp của chính quyền các cấp, hiện nay số lao động của đơn vị tương đối ổn định, cơ bản đáp ứng được yêu cầu SXKD”.

Theo ông Nguyễn Xuân Phương, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh: Để kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19 tại các KCN nói chung, các cụm công nghiệp, các DN nói riêng, Vĩnh Phúc luôn chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân nhưng vẫn đảm bảo cho phát triển kinh tế, không để đứt gãy chuỗi SXKD, giảm thiệt hại cho DN.

Song song với đó là xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch phòng, chống dịch tại KCN và của từng nhà máy. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát và yêu cầu người lao động đến làm việc tuân thủ nghiêm biện pháp phòng, chống dịch. Ban Quản lý các KCN phát huy vai trò cầu nối giữa các DN và chính quyền để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, ổn định sản xuất và phát triển trong tình hình mới.

Chủ trương của tỉnh là DN chủ động các phương án phòng ngừa và tự phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh để thực hiện đồng thời mục tiêu phòng, chống hiệu quả dịch bệnh và phát triển SXKD bền vững.

Để đảm bảo cho các DN không bị thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động, đơn vị đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh bố trí 2 khu ký túc xá cho lao động ngoại tỉnh tại Trường đại học Công nghệ GTVT và Trường cao đẳng Công nghiệp và Thương mại Phúc Yên.

Đối với những chuyên gia người nước ngoài, đơn vị đã giới thiệu 8 khách sạn trên địa bàn để họ lưu trú, cách ly y tế với mức kinh phí không quá 500 nghìn/ngày đêm. Bên cạnh đó, đơn vị khuyến cáo các DN tuyệt đối không tuyển dụng những lao động ở vùng có dịch; khuyến khích tuyển dụng lao động bằng hình thức Online…”.

Với sự chỉ đạo quyết liệt trong việc đảm bảo nguồn lao động cho các DN, cùng với đó là đảm bảo việc phòng chống Covid – 19 đã góp phần động viên người lao động trở lại làm việc, do vậy thời gian qua trên địa bàn đã không có tình trạng ngưng trệ hoạt động của DN do thiếu lao động.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Thị trường dầu toàn cầu năm 2024 sẽ như thế nào?
Thị trường dầu toàn cầu năm 2024 sẽ như thế nào?

Giám đốc điều hành (CEO) của công ty dầu mỏ Mỹ Occidental, bà Vicki Hollub, tháng 2/2024 nhận định thị trường dầu sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung vào cuối năm 2025, vì thế giới không thể thay thế kịp lượng dầu thô dự trữ hiện tại.

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giám đốc văn phòng báo chí Vatican, ông Matteo Bruni xác nhận, Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và nói với Catholic News Service rằng, ông tin Giáo hoàng sẽ tham dự cuộc họp, chứ không chỉ gửi một thông điệp.

Giới thiệu: Nhà hàng Thảo Lâm Viên - Khu đô thị Eco Charm Đà Nẵng
Giới thiệu: Nhà hàng Thảo Lâm Viên - Khu đô thị Eco Charm Đà Nẵng

Tọa lạc trên một vị trí đắc địa với quy mô 60 ha, nhà hàng nằm trọn trong lòng đảo Thủy Tú, Khu đô thị Eco Charm - là khu đô thị đảo xanh duy nhất ở phía tây bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau
Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau

Đó là ghi nhận trong thông báo Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của Ngân hàng thế giới (WB): Kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024.

Tập đoàn Novaland báo lỗ sau thuế trong quý I/2024 lên tới gần 601 tỷ đồng
Tập đoàn Novaland báo lỗ sau thuế trong quý I/2024 lên tới gần 601 tỷ đồng

Mặc dù, Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Tập đoàn Novaland, mã cổ phiếu NVL - sàn HoSE) ghi nhận doanh thu thuần tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính trong quý của Tập đoàn Novaland lại giảm hơn 30%, chỉ còn 640 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là khoản lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư giảm 29% so với quý I/2023.

Nhựa An Phát Xanh: Lợi nhuận tăng đột biến từ giá hạt nhựa ổn định
Nhựa An Phát Xanh: Lợi nhuận tăng đột biến từ giá hạt nhựa ổn định

Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (mã cổ phiếu AAA - sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 với doanh thu thuần giảm 18% so với cùng kỳ năm trước, còn 2.900 tỷ đồng.