Vỹ Dạ có quá trình hình thành và phát triển gắn với sự phát triển của Kinh đô Huế ngày xưa và đô thị Huế sau này. Được hình thành trên cơ sở sát nhập 02 xã Phú Hương với xã Phú Lưu thành xã Hương Lưu vào ngày 6 tháng 1 năm 1983. Khi mới sáp nhập, xã Hương Lưu và sau đổi tên thành phường Vỹ Dạ, cơ sở hạ tầng chỉ có trục đường Nguyễn Sinh Cung có vẻ sầm uất chút đỉnh vì nhiều cửa hàng giải khát, buôn bán nhỏ lẽ, còn xung quanh chỉ là ruộng đồng, rau quả cung không đủ cấp. Bây giờ dù chưa khang trang, bề thế như một số phường trung tâm thành phố nhưng Vỹ Dạ mang bộ mặt đô thị rõ nét khi nhiều khu phố mới nổi lên, nhiều cơ quan Nhà nước, hàng loạt công ty, doanh nghiệp đã tìm về đứng chân nơi đây. Tất cả cùng tá túc, hội nhập với “Đất và Người” Vỹ Dạ.
Ông Nguyễn Hoài Phương, Chủ tịch UBND phường Vỹ Dạ, người gắn bó nơi đây đã rất lâu, kinh qua nhiều chức vụ cho biết: Nhìn lại chặng đường 40 năm qua, quê hương Vỹ Dạ đã từng bước được thay da đổi thịt. Nhiều công trình giá trị như trường học, trường Mầm non, Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh, Nhà văn hóa Lao động tỉnh, trường Cao đẳng nghề và Đại học Du lịch - Đại học Huế được xây dựng; nhiều khách sạn lớn mọc lên biến Vỹ Dạ trở thành điểm lưu trú thường xuyên của du khách thập phương khi đến với Huế nhất là trong các kỳ FESSTIVAL Huế.
Vỹ Dạ rất mến khách, là mảnh đất lành nên nhiều gia đình chọn nơi đây làm bến… đậu, vì vậy con số tăng lên hằng năm. So với 10 năm trước, Phường Vỹ Dạ có số hộ dân 5.210 hộ, tăng 1.601 hộ, với 21.039 khẩu, tăng 3.360 nhân khẩu, được chia làm 13 tổ dân phố.
Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tỉ lệ hộ khá, hộ giàu tăng, hộ nghèo giảm xuống; nếu 10 năm trước đó là 4% thì nay chỉ còn 1,4% (56 hộ). 100% hộ dân sử dụng điện và nước sạch. Trên địa bàn phường hiện có trên 2.520 cơ sở, trong đó có trên 55 doanh nghiệp, 450 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, trên 1.200 hộ cá nhân kinh doanh thương mại dịch vụ, còn lại các ngành nghề khác. Chợ Vỹ Dạ có 252 hộ kinh doanh ổn định. Thu ngân sách hàng năm tăng trên 12%. Nhiều tuyến đường như Phạm Văn Đồng, Trương Gia Mô, Lâm Hoằng, Ưng Bình…; các đường kiệt, các công trình phúc lợi xã hội bằng việc huy động các nguồn lực đầu tư, mở rộng đã giúp Vỹ Dạ có diện mạo đô thị mới, ngày càng khang trang, sạch, đẹp.
Về giáo dục cũng đạt nhiều thành tích, tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học đạt 100%, hoàn thành bậc THCS đạt 98,2%, tỷ lệ trẻ hoàn thành chương trình GDMN là 97,25%. Trường MN Hương Lưu đã giữ vững danh niệu “ tập thể lao động xuất sắc” và được tặng” Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”. Trường THCS Phạm Văn Đồng được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng Bằng khen “ tập thể lao động xuất sắc”. Trường mầm nom Vỹ Dạ, trường tiểu học Phú Lưu đều đạt danh hiệu “Tập thể lao động Tiên tiến”. Vỹ Dạ tự hào hơn 10 năm liên tục phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, có trên 96% người dân tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện. Hằng năm, tổ chức cấp phát hơn 1.500 thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí cho người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi.
Phải nói rằng, Vỹ Dạ là mảnh đất văn chương, quê hương của những chiến sĩ cách mạng tiền bối, những nhà văn, nhà thơ lớn vang danh cả nước. 40 năm đã đi qua, Vỹ Dạ đang hướng đến một tương lai mới, làm sao cho Vỹ Dạ xứng đáng là vùng đất hiền, nơi “Đất lành chim đậu”. Đảng bộ phường với 577 Đảng viên của 22 chi bộ trực thuộc, tất cả đều một lòng: Vì “Đất và Người” Vỹ Dạ…
Trần Minh Tích