Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

PNC chịu áp lực phải bán cổ phần ở CGV Việt Nam để trả nợ

Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam (PNC) vừa lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc bán 7,5% vốn điều lệ ở CJ CGV Việt Nam. Nếu giao dịch hoàn tất ngay trong năm 2018 như dự tính, PNC sẽ chính thức thoái vốn toàn bộ khỏi CGV (cụm rạp chiếu phim) Việt Nam. Việc bán bán cổ phần CGV Việt Nam là để phục vụ mục đích là trả nợ cho Công ty.

PNC chịu áp lực phải bán cổ phần ở CGV Việt Nam để trả nợ - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Hữu Hoạt, Tổng Giám đốc PNC, cho biết, Công ty đang tiến hành bán cổ phần CGV Việt Nam và đã có một số đơn vị liên hệ với PNC để đặt vấn đề mua lại số cổ phần CGV Việt Nam. Tuy nhiên, bán hay không còn chờ Hội đồng Quản trị quyết định. Theo đó, mức giá dự kiến chào bán là 101 tỷ đồng, tương đương với định giá CJ CGV Việt Nam hơn 1.346,6 tỷ đồng (khoảng 61 triệu USD). 

Mức định giá này có phần nhỉnh hơn so với đợt chào bán vào tháng 6. Khi đó, PNC cũng đã lấy ý kiến cổ đông để thông qua kế hoạch chào bán 12,5% vốn tại CGV Việt Nam. Theo thông tin công bố, PNC chuyển nhượng cổ phần CGV Việt Nam cho Công ty Đầu tư Kim Cương Đen, với giá 160 tỷ đồng, định giá Công ty ở mức 1.280 tỷ đồng (khoảng 56,4 triệu USD).

Việc Công ty PNC chào bán cổ phần CGV Việt Nam với giá như vậy thì theo nhiều chuyên gia cho rằng đây đều là những mức chào bán “rẻ như cho”. Vì trước đó từ năm 2011 CJ CGV Hàn Quốc đã định giá Megastar lên tới 100 triệu USD. Kể từ đó, quy mô CGV đã tăng gấp 5 lần (đến tháng 2.2018), khi thiết lập được 55 cụm rạp, với 339 phòng chiếu, giữ thị phần đứng đầu cách biệt 49% và ghi nhận doanh thu năm 2017 gần 2.800 tỷ đồng. Đến năm 2020, CGV đặt mục tiêu mở thêm 10-15 cụm rạp mỗi năm. Ông Sim Joon Beom, Tổng Giám đốc Công ty CJ CGV Việt Nam, cũng từng cho biết: “Công ty sẽ đầu tư thêm 200 triệu USD vào thị trường Việt Nam giai đoạn 2018-2020”.

Tuy nhiên, ở cả hai lần chào bán tổng cộng 20% cổ phần ở CGV Việt Nam, PNC đều đưa ra con số khiêm tốn. Việc PNC đưa giá bán như vậy là do CGV Việt Nam không hoạt động chung mảng bán lẻ sách mà PNC đang tập trung. Khoản đầu tư vào CGV cũng chỉ có ý nghĩa sổ sách, vì dù là khoản đầu tư liên kết lớn nhất của PNC, nhưng PNC chưa từng được chia cổ tức. Và điều quan trọng hơn hết tại thời điểm này là công ty PNC cần tiền để trả nợ.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, đến cuối năm 2017, PNC chỉ còn hơn 12 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, so với gần 38 tỷ đồng vào đầu năm. Trong khi đó, theo thuyết minh báo cáo tài chính, PNC có khoản vay 7 triệu USD từ Cross Junction Investment Pte. Ltd (CJI), 30/6/2018 là hạn chót trả nợ vay. Khoản nợ này không được gia hạn và đã được thế chấp bằng toàn bộ phần vốn góp của PNC trong CGV Việt Nam. Trên báo cáo tài chính của PNC còn ghi nhận khoản nợ 18,1 tỷ đồng phải trả cho Envoy Media Partners Ltd. Đây là khoản mượn để góp vốn vào CGV Việt Nam. 

Trong lần chào bán cổ phần CGV Việt Nam đầu tiên, Công ty đã thu về 160 tỷ đồng, PNC cơ bản thu xếp xong nợ và lãi vay. Tuy nhiên, PNC không chỉ trả nợ cho đối tác, nhà cung cấp, PNC vẫn cần tiếp tục thoái vốn để bổ sung vốn lưu động và trả cổ tức.

Ngoài việc trả nợ, PNC đang cần tiền để đầu tư thêm vào mảng bán lẻ nhà sách. Vì bán lẻ nhà sách đang góp hơn 90% doanh thu cho PNC, tăng trưởng bình 30%/năm và mảng này cho biên lợi nhuận gộp trung bình hơn 30%/năm nên chiến lược hiện tại và sắp tới của PNC là tập trung vào phát triển chuỗi nhà sách Phương Nam. 

Hiện tại Công ty đã có 52 nhà sách trên cả nước, chuỗi nhà sách Phương Nam chỉ đứng sau Fahasa (khoảng 100 nhà sách). PNC thừa nhận, thời gian qua, tốc độ mở nhà sách là khá nhanh và cần cơ cấu lại. Vì thế, PNC sẽ xem xét để tinh gọn lại số lượng nhà sách, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh doanh, vị thế và tầm nhìn dài hạn.  

Như vậy, hoạt động nhà sách của PNC sẽ đi về kinh doanh bán lẻ nhiều mặt hàng, từ sách, văn phòng phẩm, đồ chơi và cả cà phê sách. Năm 2017, doanh thu từ mảng hàng hóa tổng hợp chiếm hơn 53%. Còn doanh thu từ bán sách thấp hơn, chiếm 38% tổng doanh thu. Các mảng này đều ghi nhận doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ. PNC vẫn duy trì mảng phim, băng đĩa... nhưng đóng góp không còn đáng kể. Theo ông Nguyễn Hữu Hoạt, Công ty giữ các mảng này để duy trì tính đa dạng, còn ưu tiên vẫn là đẩy mạnh chuỗi bán lẻ.

PNC tin rằng từ năm 2018, sau khi đã xử lý xong nợ nần, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các chi phí dở dang treo từ lâu, Công ty sẽ thoát lỗ. PNC đã đặt mục tiêu năm 2018 doanh thu tăng v32%, đạt 800 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 20 tỷ đồng. 

Với nhân sự lãnh đạo mới, cùng những thay đổi, tái cơ cấu và các nút thắt dần được tháo gỡ, PNC tin rằng, giai đoạn khó khăn sẽ sớm qua đi. PNC cũng lên kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông.

Bảo Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất
KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA; thứ hai về lao động; thứ ba về đầu tư và thứ tư về thương mại.

Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất
Xuất hiện mưa đá ở Sơn La, rau màu dập nát, mận hậu Mộc Châu rụng la liệt mặt đất

Chiều ngày 28/3, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa đá trên diện rộng kèm theo gió mạnh, gây thiệt hại đến hoa màu của nông dân. Nhiều vườn mận hậu ở Mộc Châu, quả non rụng la liệt trên mặt đất, lẫn với những viên đá to.

Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh
Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận Dương Kinh

Ngày 28/3, tại Trung tâm Hành chính quận Dương Kinh, UBND quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính quận. Tham dự chương trình có các đồng chí: Đào Văn Ninh, Bí thư Quận uỷ; Nguyễn Minh Phương, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận; Vũ Bình Dương, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận; cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ quận và các phường trên địa bàn.

Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo
Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW bằng nhiều nội dung, giải pháp sáng tạo

Ngày 28/3, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng TP. Hải P tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (2021-2023).

UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc
UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh 2024 sẵn sàng cho ngày khai mạc

Ngày 28/3, tại Trung tâm Báo chí Tocepo Đầm Thị Nại, đường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi họp báo công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề (UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh). Đây là Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam.

Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.