Theo đó, các đơn vị cần có hình thức tuyên truyền cụ thể để phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ trẻ em; tuyên truyền kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em và tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị xâm hại; phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.

Ngoài ra, Sở GD-ĐT và các địa phương phải tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn trường học, cơ sở giáo dục xây dựng môi trường sư phạm an toàn, lành mạnh, không có bạo lực, xâm hại trẻ em. Phải chú trọng giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tại cơ sở giáo dục, trường học.

Quảng Bình: Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra bạo lực học đường - Hình 1

Cô giáo dùng hình phạt cho học sinh tát học sinh 231 cái tại Quảng Bình là hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Địa phương phải kịp thời phát hiện trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại và thông báo, cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều tra, xử lý theo quy định.

Hiệu trưởng các trường học phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em trong trường học của mình.

Như chúng ta đã biết, trước đó tại Trường THCS Duy Ninh (H.Quảng Ninh, Quảng Bình) đã xảy ra vụ việc  em H.L.N (11 tuổi, học sinh lớp 6/2 Trường THCS Duy Ninh) đã bị bạn học và cô giáo tát hàng trăm cái.

Tại tiếp xúc cử tri tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định ngày 28/11, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Việc cô giáo dùng hình phạt cho học sinh tát học sinh 231 cái tại Quảng Bình là hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo”.

Bộ Trưởng Nhạ chia sẻ: “Bản thân tôi rất buồn khi trong ngành xảy ra hiện tượng như thế. Quan điểm của Bộ là không thể chấp nhận trong đội ngũ những giáo viên này…Qua sự việc này, một lần nữa Bộ sẽ tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo trong toàn ngành, đến từng nhà trường và giáo viên. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục khảo sát đánh giá xem căn nguyên thực sự của tình trạng này là gì, để có thể có những giải pháp phù hợp, căn cơ hơn”.

Đinh Hoàng