Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Bình: Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vùng giáo xứ

Trong điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại vùng giáo xứ Quảng Bình vẫn đạt hiệu quả tích cực.

Cán bộ Bảo hiểm xã hội thị xã Ba Đồn tư vấn bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn
Cán bộ Bảo hiểm xã hội thị xã Ba Đồn tư vấn bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn.

Nỗ lực đưa chính sách đến người dân

Tháng Sáu, theo chân cán bộ Bảo hiểm xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình chúng tôi về vùng giáo xứ Văn Phú, xã Quảng Văn. Thời tiết nắng nóng, giao thông đi lại vất vả, song cán bộ Bảo hiểm xã hội thị xã Ba Đồn vẫn không quản ngại tiếp cận, tư vấn cho bà con giáo xứ Văn Phú, xã Quảng Văn về bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình nhiệt tình, tận tâm.

Nhiều bà con giáo xứ hào hứng và quan tâm tới chính sách khi được cán bộ bảo hiểm xã hội giới thiệu, tuyên truyền các lợi ích của chính sách. Chị Hoàng Thị Thịnh, lao động tự do ở xã Quảng Văn trước từng làm rút bảo hiểm xã hội một lần do khó khăn về kinh tế, nhưng sau khi được tuyên truyền về lợi ích tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để có lương hưu khi về già, chị đã tham gia lại chính sách này kể từ tháng 05/2022.

Ông Đoàn Văn Trung, Giám đốc Bảo hiểm xã hội thị xã Ba Đồn cho biết, trong 02 năm qua, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Tính đến hết tháng Năm năm 2022 đã đạt 6.22% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, vượt 3.1 lần so với mục tiêu của Nghị quyết số 28/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện được coi là "của để dành" của người lao động tự do, là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội. Việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ giúp người dân có thể tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu khi về già, nhất là đối với những người không có việc làm ổn định, không có hợp đồng lao động, không được đơn vị sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội định kỳ.

Với ý nghĩa đó, việc vận động bà con tham gia, nhất là vùng giáo xứ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bảo hiểm xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, thách thức rất lớn khi hai năm dịch Covid-19 bùng phát, thu nhập của người dân bấp bênh, giảm sút.

Nhận rõ những thách thức trong phát triển người tham gia, Bảo hiểm xã hội thị xã Ba Đồn đã triển khai nhiều giải pháp để người dân giáo xứ hiểu rõ lợi ích thiết thực khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Qua đó, không chỉ có những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà còn có cả những người từng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và rút bảo hiểm xã hội một lần quay lại tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Theo bà Nguyễn Thị Hiếu, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội thị xã Ba Đồn, với vùng giáo dân, bên cạnh sự kết hợp với chính quyền, đoàn thể cơ sở, đơn vị còn phối hợp với cha xứ trong tuyên truyền, vận động những người có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để có lương hưu khi về già và đạt những hiệu quả tích cực.

Gỡ khó, đảm bảo an sinh

Bước vào năm 2022, ảnh hưởng của dịch Covid-19 tiếp tục gây khó khăn trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Song, nhờ quyết tâm của cả hệ thống, theo Bảo hiểm xã hội thị xã Ba Đồn, 05 tháng đầu năm 2022, số người tham gia bảo hiểm xã hội do đơn vị này quản lý là 9.212 người; 78.235 người tham gia bảo hiểm y tế, tăng 591 người so với cuối năm 2021, đạt 83.06% kế hoạch giao và đạt tỷ lệ bao phủ dân số là 84.94%.

Trong 05 tháng đầu năm thu được 67.913 triệu đồng, tăng 7.173 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2021. Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ hàng tháng trong 05 tháng đầu năm 2022 đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, tổng số nợ đến hết tháng 05/2022 là 2.315 triệu đồng, chiếm 1.17% kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình giao, giảm 0.25% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội thị xã Ba Đồn đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời, an toàn cho 4.757 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. Công tác chi chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện đa dạng, linh hoạt; đặc biệt là đẩy mạnh phương thức chi trả không dùng tiền mặt. Trong công tác thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được coi là điểm sáng của cơ quan bảo hiểm xã hội tại thị xã Ba Đồn trong thời gian qua.

Ông Đoàn Văn Trung cho hay, nhằm khắc phục các hạn chế trong thực hiện chính sách, 06 tháng cuối năm 2022, Bảo hiểm xã hội thị xã Ba Đồn sẽ dồn lực tập trung thực hiện công tác thu, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong đó sẽ chú trọng tiếp tục kiện toàn hệ thống đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; mở rộng việc thu bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tập trung vào nhóm đối tượng là nông dân, lao động khu vực phi chính thức; thường xuyên chủ động thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về số liệu, kết quả thực hiện chính sách, đặc biệt là tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tình hình lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Thái Bình

Bài liên quan

Tin mới

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.