Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Ninh: Những “điểm đen” trong thị trường hàng hoá ở thành phố vùng biên

Là một thành phố nằm ở miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, những năm vừa qua thành phố Móng Cái đã nhanh vươn mình trở thành địa phương có sức bật mạnh mẽ. Tuy nhiên, thị trường hàng hoá trên địa bàn thành phố vùng biên này vẫn còn nhiều bất cập đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền cũng như lực lượng chức năng nơi đây.

LTS: Năm 2023, với chủ đề công tác “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; chất lượng dịch vụ, thương mại, logistic và đời sống Nhân dân”, chính quyền thành phố Móng Cái đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu quan trong đã đạt, thậm chí vượt kế hoạch đề ra.

Đáng chú ý, trong năm 2023, Móng Cái đã hoàn thành thu ngân sách Nhà nước đạt cao nhất từ trước đến nay với tổng thu ước đạt 4.880 tỷ đồng, tăng 30,3% so với cùng kỳ (trong đó thu nội địa ước đạt 2.285 tỷ đồng, tăng 45,6%).

Bên cạnh đó, tận dụng hiệu quả kết nối của tuyến đường cao tốc dài nhất Việt Nam (từ Lào Cai - Móng Cái) để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển chiều sâu các ngành kinh tế có lợi thế. Khách du lịch đến Móng Cái ước đạt trên 2,5 triệu lượt người, tăng 130% so với cùng kỳ, tăng trên 90% kế hoạch tỉnh giao.

Trong năm 2023, Móng Cái cũng thu hút 01 dự án dệt nhuộm vào khu công nghiệp Hải Yên (Công ty TNHH Dệt nhuộm Khánh Nghiệp Việt Nam) vốn đầu tư 12 triệu USD. Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, ở địa phương này đang tồn tại những vấn đề bất cập về thị trường hàng hoá tiêu dùng.

Mặc dù vậy, thị trường hàng hoá tại thành phố vùng biên tỉnh Quảng Ninh vẫn tồn tại nhiều bất cập, cần được sự vào cuộc sát sao của cơ quan quản lý Nhà nước.

Với mong muốn “thanh lọc” thị trường, để người tiêu dùng tiếp cận được những sản phẩm hàng hoá chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán đang cận kề, nhu cầu mua sắm hàng hoá, thực phẩm thiết yếu của người dân cả nước tăng cao thì câu chuyện về chất lượng sản phẩm, hàng hoá liên quan trực tiếp đến sự an toàn, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe con người lại càng phải được các cơ quan chức năng quản lý, giám sát chặt chẽ. Qua tuyến bài này, Thương hiệu và Công luận mong rằng sẽ đóng góp một phần tiếng nói vào công cuộc làm trong sạch thị trường hàng hoá trên địa bàn thành phố Móng Cái nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Bài 1: Trung tâm thời trang 61 Center bày bán hàng không rõ xuất xứ, nghi vấn hàng giả?

Toạ lạc ở con phố Trần Phú, trung tâm thời trang 61 Center nằm giữa trung tâm thành phố Móng Cái chuyên kinh doanh quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện. Những tưởng với quy mô rộng lớn như vậy thì việc tuân thủ pháp luật về kinh doanh hàng hoá ở đây sẽ được thực hiện một cách bài bản, đúng quy định, tuy nhiên, các vi phạm về kinh doanh hàng hoá vẫn tồn tại ở nơi đây.

Từ hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, trắng tem phụ…

Trung tâm thời trang 61 Center được hình thành bởi toà nhà 4 tầng. Ở mỗi tầng đều được chia thành các gian hàng khác nhau như: Quần áo nam, quần áo nữ, quần áo trẻ em, giày dép, túi xách, phụ kiện,… Thế nhưng điểm chung của các gian hàng này là các sản phẩm đều mang toàn tiếng nước ngoài, “trắng” thông tin về nguồn gốc xuất xứ, thậm chí nhiều mặt hàng có dấu hiệu giả nhãn hiệu.

Hàng hoá toàn chữ nước ngoài, không team, nhãn phụ ngập tràn các gian hàng tại trung tâm thời trang 61 Center
Hàng hoá toàn chữ nước ngoài, không tem, nhãn phụ tiếng Việt tại các gian hàng tại trung tâm thời trang 61 Center.

Phóng viên nhận thấy tại đây xuất hiện nhiều loại mặt hàng quần áo, giày, dép từ thương hiệu nước ngoài như: Beisilei, Vedendano, WBXG Shoes, MIBASHA, Jinluoxi,… nhưng không có tem nhãn phụ tiếng Việt hay bất cứ thông tin về xuất xứ sản phẩm.

Theo Điều 1, khoản 1 thuộc Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, giày dép không thuộc phạm vi không phải ghi nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Mặt khác, Điều 10 của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP cũng quy định, hàng hóa xuất nhập khẩu, tem nhãn buộc phải có những thông tin như sau: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.

Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 15 xuất xứ hàng hóa. Cụ thể, tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Tới những hàng hoá nhái thương hiệu?

Khảo sát tại gian hàng kinh doanh quần áo, các thương hiệu nổi tiếng như: Chanel, Gucci,… chỉ toàn chữ nước ngoài, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn phụ tiếng Việt đều được bày bán công khai với giá vài trăm nghìn.

Các sản phẩm quần áo thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Louis Vuiton, Prada,... được bán với giá vài trăm nghìn.
Các sản phẩm quần áo thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Louis Vuitton, Prada,... được bán với giá vài trăm nghìn.

Còn tại gian hàng kinh doanh giày dép, hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng như: LOUIS VUITTON, DOLCE & GABBANA, DIOR,… không tem nhãn phụ, chỉ toàn tiếng nước ngoài được bày bán trên kệ hàng với giá chỉ vài trăm nghìn tới 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ

Đôi giày mang nhãn hiệu LOUIS VUITTON này được bày bán với giá 2.800.000 VNĐ nhưng theo tìm hiểu của phóng viên thì đôi giày này với hàng chính hãng có giá lên đến hơn 30.000.000 VNĐ

Hàng giả thương hiệu từ quần áo, đến giày dép được ngang nhiên bán tại 61 Center giữa lòng thành phố vùng biên?
Hàng giả thương hiệu từ quần áo, đến giày dép được bán tại 61 Center giữa lòng thành phố vùng biên?

Điều 9 đến Điều 14 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:

Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung tại Nghị định này cũng quy định:

Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này; Khoản 4 cũng đề ra các biện pháp khắc phục hậu quả.

Với nhiều sai phạm như vậy, tại sao 61 Center vẫn có thể hoạt động bình thường mà không có sự giám sát nào của cơ quan chức năng? Liệu Đội Quản lý Thị trường thành phố Móng Cái, Ban chỉ đạo 389 thành phố Móng Cái đã đủ sát sao trong việc thanh tra, kiểm tra, khi vẫn tồn tại địa điểm buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc như 61 Center trên địa bàn mình quản lý? Đề nghị Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh cùng các cơ quan liên quan xác minh, đồng thời xử lý dứt điểm, nghiêm minh những hành vi sai phạm liên quan đến hàng hóa để đảm bảo sự minh bạch của thị trường hàng hóa và quyền lợi của người tiêu dùng.

Khánh Quyên

 

 

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thực hiện Quyết định số 410/QĐ-TCQLTT ngày 20/02/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về ban hành Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-QLTTTH về Kế hoạch phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực năm 2024.

Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý
Thanh Hóa phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phú Quý

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1710/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Phú Quý, huyện Hoằng Hóa, đến năm 2045.

Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tín nhiệm công việc và sự tin tưởng đều đạt 83%
Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tín nhiệm công việc và sự tin tưởng đều đạt 83%

Công việc của Tổng thống Nga Vladimir Putin được 83% người Nga đánh giá tích cực. Một số lượng công dân tương tự (83%) cũng bày tỏ sự tin tưởng vào Tổng thống Nga.

Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu
Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao
Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao

Đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Samsung Việt Nam và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030 của Việt Nam. Samsung Việt Nam sẽ phối hợp cùng NIC triển khai 6 lớp đào tạo về công nghệ cao cho khoảng 200 sinh viên tại NIC trong năm nay.

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang

Việc điều chỉnh để phù hợp với định hướng phát triển không gian, định hướng giao thông, cấp đường quy hoạch và một số nội dung để phù hợp với thực tiễn quản lý phát triển đô thị như chỉ giới xây dựng, mật độ và tầng cao xây dựng.