Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Ninh: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, năm 2023, mức thu nhập bình quân ở khu vực dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh đạt 73,3 triệu đồng/người. Toàn tỉnh còn 171 hộ nghèo, 1.638 hộ cận nghèo là người DTTS. Có được kết quả trên, các cấp, ngành trong tỉnh đã triển khai hiệu quả những chính sách phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân vùng DTTS.

Là địa bàn có tới 67/177 xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, Quảng Ninh bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 với sự chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị. Bằng nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo, sau 3 năm thực hiện, vùng đồng bào DTTS, miền núi của tỉnh đã có bước phát triển rõ rệt.

Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các nghị quyết thực hiện chương trình MTQG để tạo “sức bật” phát triển và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, miền núi trên địa bàn. Đồng thời, tỉnh ưu tiên dành nguồn lực lớn từ NSNN và huy động tổng thể các nguồn lực khác tập trung đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược, đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy liên kết vùng động lực với vùng khó khăn; gắn kết với các trung tâm kinh tế, trung tâm đô thị, các vùng động lực, KKT, KCN nhằm thúc đẩy phát triển nhanh bền vững; tiếp tục ưu tiên đầu tư cho hạ tầng giáo dục, y tế; đầu tư, nâng cấp công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai, cấp nước sinh hoạt, hạ tầng điện, viễn thông, thiết chế văn hóa...

Tổ Tiết kiệm và vay vốn xã Bằng Cả (TP Hạ Long) bình xét hộ vay vốn.
Tổ Tiết kiệm và vay vốn xã Bằng Cả (TP. Hạ Long) bình xét hộ vay vốn.

Riêng giai đoạn 2021-2024, tỉnh ưu tiên bố trí trên 3.400 tỷ đồng vốn đầu tư công ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình MTQG về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ nguồn vốn này đã thu hút trên 6.100 tỷ đồng vốn tín dụng và vốn xã hội hóa cho thực hiện chương trình. Các nguồn vốn đều được bố trí có trọng tâm, trọng điểm để thực hiện các mục tiêu của chương trình đã đề ra.

Từ đó, tiếp tục tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về diện mạo, tạo ra tiềm lực và động lực mới cho sự phát triển bền vững của vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

Điển hình như tại huyện Bình Liêu, với tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm trên 96%, huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện kịp thời các chính sách đặc thù. Nổi bật là công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, xử lý các điểm ngập lụt; chỉ đạo cấp vốn qua ngân hàng CSXH để kích thích người dân vay vốn phát triển các mô hình sản xuất, thành lập HTX; đồng thời huy động nguồn lực xã hội trong việc xóa hết nhà ở tạm, nhà dột nát, xóa nhà tiêu không hợp vệ sinh.

Tính từ năm 2010-2023, tổng vốn huy động từ các nguồn lực thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện Bình Liêu đạt trên 430 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm 82%; vốn xã hội hóa và vốn vay tín dụng chiếm 7%. Từ nguồn lực đầu tư của nhà nước đã khơi dậy sức mạnh, khơi dậy tinh thần tự lực và ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng của người dân. Thể hiện rõ là người dân trong toàn huyện đã chủ động vay vốn để phát triển các mô hình kinh tế, tìm kiếm việc làm, xây mới nhà ở…

Theo lãnh đạo Ngân hàng CSXH huyện Bình Liêu: Nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH đã kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của những hộ dân trên địa bàn. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã bố trí ngân sách 98 tỷ đồng, trong đó riêng vốn theo chương trình Nghị quyết 06 là 41 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này đã tạo việc làm ổn định cho trên 1.500 lượt người lao động; 275 hộ nghèo xây dựng nhà mới; 275 hộ tiếp cận vốn để phát triển sản xuất kinh doanh…

Một góc xã vùng cao Đại Dực (huyện Tiên Yên) nhìn từ trên cao.
Một góc xã vùng cao Đại Dực (huyện Tiên Yên) nhìn từ trên cao.

Tương tự, tại TP. Hạ Long, thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS, miền núi, TP Hạ Long cũng đã ưu tiên dành cơ chế đặc thù, nguồn lực lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, làm thay đổi diện mạo các xã vùng DTTS, nâng cao đời sống nhân dân.

Tính riêng trong 3 năm gần đây, thành phố đã ưu tiên dành hơn 2.500 tỷ đồng để đầu tư, xây dựng 45 công trình hạ tầng, thiết yếu, động lực. Trong đó có nhiều công trình giao thông huyết mạch, kết nối trung tâm thành phố với các xã vùng cao, như: Tuyến đường nối từ QL279 (xã Tân Dân) đến đường tỉnh 291 - thị trấn Tây Yên Tử (huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang); tuyến đường liên xã, đoạn từ Mỏ Đông, xã Sơn Dương đi qua thôn Đèo Đọc, thôn Cài, xã Đồng Lâm đến trung tâm xã Đồng Sơn; tuyến đường từ trung tâm thành phố đi Đồng Lâm - Kỳ Thượng; tuyến đường nối từ tỉnh lộ 342 đến QL279 qua trung tâm xã Sơn Dương…

Cùng với đó, triển khai 14 chương trình tín dụng ưu đãi cho gần 10.000 lượt khách hàng vay hơn 563 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập; tăng cường kết nối du lịch với các xã vùng cao, khai thác tối đa lợi thế tự nhiên, giá trị bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển KT-XH, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS. Hết năm 2023 thành phố có 5/11 xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn NTM nâng cao, bằng 66,7% kế hoạch đề ra đến năm 2025; thành phố không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 73,2 triệu đồng/năm, tăng 12 triệu đồng so với năm 2021.

Với chủ trương đúng đắn, quyết tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cùng nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, người dân, tỉnh Quảng Ninh đã tạo đột phá trong thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Dù còn gần 2 năm nữa mới kết thúc giai đoạn 2021-2025, song đến nay Quảng Ninh đã hoàn thành, hoàn thành vượt tiến độ mục tiêu chung và trên 80% chỉ tiêu cụ thể của chương trình cả giai đoạn với nhiều kết quả nổi bật. Hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người tại 67 xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh đạt trên 73 triệu đồng, tăng gần 30 triệu đồng so với năm 2020; cao hơn khoảng 2,8 lần so với mục tiêu chung đến năm 2025 của cả nước về nâng mức thu nhập bình quân của người DTTS.

Trần Trang (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hôm nay, Quốc hội thảo luận 2 Luật, thông qua 2 Nghị quyết
Hôm nay, Quốc hội thảo luận 2 Luật, thông qua 2 Nghị quyết

Văn phòng Quốc hội thông báo, hôm nay, ngày 26/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết cơ chế, chính sách đặc thù cho Nghệ A, TP. Đà Nẵng. Thảo luận: Luật Di sản văn hóa sửa đổi; Luật Dược; cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội; phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn...

Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh lập biên bản 183 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh
Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh lập biên bản 183 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Các hành vi vi phạm chủ yếu là vận chuyển, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng cấm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; an toàn vệ sinh thực phẩm...

Để dịch bệnh phát sinh trên diện rộng, Chủ tịch huyện và thành phố phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo tỉnh
Để dịch bệnh phát sinh trên diện rộng, Chủ tịch huyện và thành phố phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo tỉnh

Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định được nêu trong Công điện về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Hà Nam sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Hà Nam sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hiện tại, tỉnh Hà Nam đã chuẩn bị tốt mọi mặt, sẵn sàng phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra an toàn, đúng quy chế.

Dệt May Việt Nam (Vinatex) sẽ xuất khẩu vải chống cháy sang Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông, Indonesia
Dệt May Việt Nam (Vinatex) sẽ xuất khẩu vải chống cháy sang Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông, Indonesia

Trong tháng 7/2024, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) sẽ xuất khẩu những lô hàng vải chống cháy đầu tiên đi các thị trường Mỹ, Indonesia, Ấn Độ, Trung Đông vvà tiếp tục chào hàng đi những thị trường khác.

Tạm dừng hoạt động giao thông thủy khu vực bến đò Phú Nhi trên sông Hồng để phục vụ diễn tập quân sự
Tạm dừng hoạt động giao thông thủy khu vực bến đò Phú Nhi trên sông Hồng để phục vụ diễn tập quân sự

Theo đề nghị của Lữ đoàn 249 thuộc Binh chủng Công binh, ngày 27/6/2024, cơ quan quản lý đường thủy sẽ đóng luồng đường thủy, tạm dừng hoạt động giao thông thủy trên một đoạn sông Hồng khu vực giáp ranh huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc và Tx. Sơn Tây, TP. Hà Nội để phục vụ diễn tập quân sự.