Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quảng Trị: Tăng cường chống buôn lậu lợn trên tuyến biên giới

Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng trên tuyến biên giới tại Lao Bảo tỉnh Quảng Trị đã bắt giữ hàng chục vụ buôn lậu lợn lên đến hàng trăm con. Nếu số lợn thẩm lậu này trót lọt, tỏa ra các địa bàn và dưới bàn tay các lò mổ, lợn nhập lậu đã thành lợn nuôi ở Việt Nam.

Các đối tượng tập kết lợn dọc sông Sê Pôn chờ thời cơ vận chuyển lợn vượt sông vào Việt Nam tiêu thụCác đối tượng tập kết lợn dọc sông Sê Pôn chờ thời cơ vận chuyển lợn vượt sông vào Việt Nam tiêu thụ

Trước thực trạng khan hiếm nguồn cung cùng với giá thịt lợn trong nước tăng cao dẫn đến tình trạng thương lái gia tăng tuồn lợn lậu từ nước ngoài vào trong nước qua các đường tiểu ngạch ở các cửa khẩu, vùng biên để tiêu thụ.

Tại Quảng Trị, qua công tác nắm bắt tình hình của các lực lượng chức năng Biên phòng Quảng Trị phát hiện một đường dây tuồn lợn lậu từ nước ngoài qua biên giới Việt - Lào vào Việt Nam để tiêu thụ.

Lợn được nhập lậu từ Lào qua cửa khẩu Lao Bảo diễn biến phức tạp khiến UBND tỉnh Quảng Trị phải ra công văn yêu cầu kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm tình trạng nhập lợn lậu qua các cửa khẩu biên giới.

Lực lượng BĐPB Quảng Trị mật phục bắt các đối tượng buôn lậu lợnLực lượng BĐPB Quảng Trị mật phục bắt các đối tượng buôn lậu lợn từ nước ngoài vào Việt Nam

Thủ đoạn của các đối tượng là thường tập kết hàng phía bên kia biên giới dọc tuyến sông Sê Pôn rồi chia nhỏ hàng. Lợi dụng khi lực lượng chức năng lơi lỏng, mất cảnh giác, các đối tượng sẽ dùng thuyền vận chuyển lợn qua Việt Nam, đưa vào nội địa tiêu thụ.

Sau khi nắm bắt được đường đi, thủ đoạn của các đối tượng, lực lượng Biên phòng  đã mật phục, truy đuổi. Bị phát hiện, các đối tượng bỏ lại phương tiện cùng tang vật, rồi thoát thân.

Trước những hoạt động tinh vi của các đối tượng, công tác kiểm soát, ngăn chăn lợn thẩm lậu theo đó cũng đang gặp nhiều khó khăn do địa hình biên giới phức tạp.

Đại tá Hoàng Hữu Thiện - Đồn trưởng Đồn biên phòng CKQT Lao Bảo tỉnh Quảng Trị: Các thương lái ở Lào, Thái Lan tìm mọi cách vận chuyển áp lợn dọc về biến giới về phá Lào, sau đó tìm cách thẩm lậu qua biên giới. Chúng tôi đã phối hợp với các lực lượng chốt chặn 24/24 để kiểm soát được tình hình và hiện có dấu hiệu các thương lái đã đưa lợn quay trở ngược về phía bên kia.

Bên cạnh công tác triển khai lực lượng chốt chặn trên các bến sống, đường mòn, lối mở để ngăn chặn, kiểm soát tình hình dịch Covid 19, chống buôn lậu nói chung. Hiện lực lượng Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã tăng cường lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng tại các cửa khẩu Quốc tế để kiểm soát người và phương tiện qua lại, đặc biệt là đối với các đơn vị nhập khẩu lợn từ Thái Lan về Việt Nam.

Nếu số lợn thẩm lậu này trót lọt, tỏa ra các địa bàn và dưới bàn tay các lò mổ, lợn nhập lậu đã thành lợn nuôi ở Việt NamNếu số lợn thẩm lậu này trót lọt, tỏa ra các địa bàn và dưới bàn tay các lò mổ, lợn nhập lậu đã thành lợn nuôi ở Việt Nam

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Lao Bảo cho biết: Chi cục Hải quan vừa thực hiện hai mục tiêu, thứ nhất là tiếp tục trong công tác phòng dịch Covid và luôn luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp qua lại xuất nhập khẩu, trong đó có mặt hàng thịt lợn hiện là vấn đề nóng do nhu cầu trong nước rất cao. Tất cả các tổ đội phải phối hợp với nhau, bên cạnh đó, tạ cửa khẩu có lực lượng biên phòng thường xuyên phối hợp đấu tranh ngăn chặn lợn nhập lậu qua biên giới.

Lợn sống đang thẩm lậu vào Việt Nam là mối nguy đe dọa đến đàn gia súc chăn nuôi trong nước. Nếu số lợn thẩm lậu này trót lọt, tỏa ra các địa bàn và dưới bàn tay các lò mổ, lợn nhập lậu đã thành lợn nuôi ở Việt Nam.

Đây cũng chính là nguồn lây nhiễm bệnh tật trên gia súc khi lợn sống nhập lậu không được cách ly, kiểm tra dịch bệnh động vật theo quy định. Các lực lượng chức năng cần có các biện pháp mạnh, kiểm tra, thu giữ, tiêu hủy đối với các trường hợp nhập lậu lợn sống này.

Quyết Linh

Bài liên quan

Tin mới

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...

Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.