Quy định quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của ngành hải quan
Quyết định này của Tổng cục Hải quan ban hành trên cơ sở căn cứ và tuân thủ các quy định nêu trong Luật Hải quan năm 2014, Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 và các nghị định, quyết định của Chính phủ; chức năng quyền hạn của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính tại Quyết định 65/2015/QĐ-TTg; thông tư hướng dẫn của Bộ Công an…
Quyết định 498/QĐ-TCHQ có kèm theo quy chế về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được chi tiết hóa tại các chương, các điều quy định rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc quản lý, sử dụng; quy định bảo quản…; quy định về tổ chức, đào tạo, huấn luyện sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cán bộ công chức hải quan.
Cụ thể, Cục Điều tra chống buôn lậu, lực lượng điều tra chống buôn lậu, Hải quan cửa khẩu thuộc cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thuộc trung ương được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực thi nhiệm vụ.
Trong đó, vũ khí quân dụng (gồm dúng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng chó các loại dụng này); vũ khú thô sơ (gồm dao găm, kiểm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu); công cụ hỗ trợ (gồm súng bắn điện, hợi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze…).
Lực lượng bảo vệ cơ quan được trang bị các loại công cụ hỗ trơ gồm dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao.
Các đơn vị Hải quan được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã mất tính năng, tác dụng để trưng bày.
Trường hợp cần thiết phải trang bị vũ khí quân dụng ngoài quy định, các đơn vi báo cao cụ thể Tổng cục Hải quan xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyển quyết định.
Đinh Hoàng