Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quy hoạch Ninh Bình: Bốn ngành kinh tế trụ cột, các hành lang phát triển

Quy hoạch Ninh Bình lựa chọn mô hình phát triển "xanh" dựa trên 4 ngành kinh tế trụ cột, các hành lang phát triển. Quy hoạch xác định 7 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực, động lực, đưa tỉnh Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững.

Sáng 28/5, tại tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương; đại diện đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng sông Hồng, có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng - an ninh. Những năm qua, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. 

Từ một tỉnh thuần nông, đến nay, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm tỉ trọng hơn 80% trong cơ cấu kinh tế. Từ năm 2022, tỉnh Ninh Bình đã tự chủ về ngân sách (năm 2023 xếp 26/63 tỉnh, thành phố, ước đạt 16.144 tỷ đồng).

Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định 218/QĐ-TTg ngày 4/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Quy hoạch tỉnh Ninh Bình bảo đảm thống nhất, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn 2021-2030, Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch Ninh Bình lựa chọn mô hình phát triển "xanh" dựa trên 4 ngành kinh tế trụ cột, các hành lang phát triển.

Bốn ngành kinh tế trụ cột gồm: (1) Lấy du lịch, công nghiệp văn hóa gắn với kinh tế di sản làm mũi nhọn; (2) Lấy công nghiệp cơ khí ô tô làm động lực thúc đẩy một số ngành công nghiệp công nghệ cao; (3) Lấy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm đột phá; (4) Lấy nông nghiệp sinh thái, đa giá trị làm trụ đỡ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Các hành lang phát triển gồm hành lang Bắc - Nam; 3 hành lang Đông – Tây, hành lang ven biển.

Quy hoạch xác định 7 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực, động lực, đưa tỉnh Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững.

Quy hoạch đặt mục tiêu: Đến năm 2030, Ninh Bình là tỉnh khá, cực tăng trưởng các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á; một trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại hàng đầu đất nước; cơ bản hình thành đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, kinh tế phát triển, xã hội văn minh, nhân dân hạnh phúc.

Đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; một trung tâm hàng đầu đất nước về công nghiệp cơ khí giao thông hiện đại; một trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các tỉnh phía nam Vùng Đồng bằng sông Hồng. Địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch toàn diện, kinh tế phát triển, xã hội phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Tầm nhìn đến năm 2050, Ninh Bình là thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới; có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản sở hữu danh hiệu UNESCO; là một trong những địa phương đi đầu đưa phát thải khí nhà kính về mức "0" của Việt Nam, tiêu biểu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát huy sức mạnh mềm trong hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu. Địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh, chính trị ổn định, kinh tế thịnh vượng, xã hội phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Theo chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Trung Quốc vỡ đập, gần 6.000 người phải sơ tán khỏi các khu vực lân cận
Trung Quốc vỡ đập, gần 6.000 người phải sơ tán khỏi các khu vực lân cận

Ngày 6/7, chính quyền tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho biết, tỉnh này đã buộc gần 6.000 người phải sơ tán khỏi các khu vực lân cận khi một đoạn bờ đê ở hồ nước ngọt lớn thứ 2 Trung Quốc bị vỡ.

Một số nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã bắt đầu chuyển hướng sang các thị trường mới nổi thân thiện hơn khi Mỹ, EU tăng thuế
Một số nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã bắt đầu chuyển hướng sang các thị trường mới nổi thân thiện hơn khi Mỹ, EU tăng thuế

Những cáo buộc từ phương Tây cho rằng các khoản trợ cấp lớn đã khiến xe điện của Trung Quốc trở nên rẻ một cách không công bằng, một số nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã bắt đầu chuyển hướng sang các thị trường mới nổi thân thiện hơn.

Khai mạc Tuần du lịch Quảng Bình năm 2024 với nhiều sự kiện hấp dẫn
Khai mạc Tuần du lịch Quảng Bình năm 2024 với nhiều sự kiện hấp dẫn

Ngày 6/7, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội thảo phát triển du lịch nông thôn và du lịch cộng đồng tại khu nghỉ dưỡng suối nước nóng Bang, huyện Lệ Thủy. Đây là hoạt động mở đầu cho Tuần du lịch Quảng Bình năm 2024, nhằm trao đổi và đề xuất các giải pháp, mô hình phát triển du lịch nông thôn và cộng đồng.

DIC Corp (DIG) : Muốn vay 1.500 tỷ đồng để triển khai giai đoạn tiếp theo dự án Khu phức hợp Cap Saint Jacques
DIC Corp (DIG) : Muốn vay 1.500 tỷ đồng để triển khai giai đoạn tiếp theo dự án Khu phức hợp Cap Saint Jacques

Ngày 5/7, DIC Corp thông qua chủ trương vay vốn đầu tư Dự án Khu phức hợp Cap Saint Jacques – Giai đoạn 2 khối khách sạn 5 sao và Giai đoạn 3 khối căn hộ du lịch & khách sạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa với tổng hạn mức vốn vay 1.500 tỷ đồng

Lễ hội “Tinh hoa đất biển – 2024” hứa hẹn sẽ đặc sắc, ấn tượng
Lễ hội “Tinh hoa đất biển – 2024” hứa hẹn sẽ đặc sắc, ấn tượng

Ngày 6/7, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, 01 Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi Họp báo Công bố sự kiện Lễ hội “Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024”. Theo đó, đây là Lễ hội lần đầu tiên tổ chức tại Bình Định, hứa hẹn sẽ diễn ra hoành tráng, đặc sắc, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị tinh hoa của vùng đất và con người Bình Định…

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt lãnh đạo chủ chốt tỉnh An Giang
Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt lãnh đạo chủ chốt tỉnh An Giang

Tiếp tục chương trình công tác tại Đồng bằng sông Cửu Long, chiều nay 6/7, tại thành phố Long Xuyên, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt với lãnh đạo chủ chốt tỉnh An Giang.