Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quý I/2022: VietinBank tăng cường cung ứng vốn, chú trọng quản trị rủi ro

Báo cáo tài chính Quý I/2022 cho thấy, các chỉ tiêu tài chính của VietinBank đạt kết quả tích cực, quy mô nguồn vốn và dư nợ tăng trưởng tốt. Đồng thời, VietinBank chủ động dành nguồn lực trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) nhằm nâng cao năng lực tài chính.

Trong Quý I/2022, toàn hệ thống VietinBank đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trên cơ sở bám sát chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh trung hạn 2021- 2023 và đạt được một số kết quả tích cực. 

Quy mô tổng tài sản tại 31/3/2022 là 1.663.730 tỷ đồng, tăng 8,6% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng trưởng tích cực, tập trung vào các phân khúc khách hàng có tỷ suất sinh lời cao, tỷ trọng dư nợ bán lẻ và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục được cải thiện.

VietinBank tập trung nguồn lực, triển khai hiệu quả các chủ điểm kinh doanhVietinBank tập trung nguồn lực, triển khai hiệu quả các chủ điểm kinh doanh
VietinBank tập trung nguồn lực, triển khai hiệu quả các chủ điểm kinh doanhVietinBank tập trung nguồn lực, triển khai hiệu quả các chủ điểm kinh doanh.

Tiền gửi của khách hàng đạt 1.213 nghìn tỷ đồng, tăng 4,4% so 31/12/2021, nguồn vốn được cân đối phù hợp với tăng trưởng dư nợ tín dụng, chú trọng gia tăng tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn. Quy mô và tỷ trọng tiền gửi CASA tiếp tục tăng trưởng…

Bên cạnh đó, VietinBank luôn đồng hành, tư vấn, hỗ trợ khách hàng; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Ngân hàng chú trọng thực hiện các biện pháp cải thiện cơ cấu tài sản sinh lời; gia tăng tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn ngày nhằm tiết kiệm chi phí vốn; cải thiện mạnh mẽ sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, triển khai hiệu quả chiến dịch thu hút mở rộng phát triển khách hàng, quản trị rủi ro, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng chi phí.

Đặc biệt, VietinBank tiếp tục duy trì các chính sách miễn giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; đồng thời từ ngày 1/1/2022, VietinBank đã triển khai chương trình “Đại tiệc 0 phí” trong đó miễn toàn bộ phí chuyển khoản và duy trì tài khoản thanh toán nhằm thu hút khách hàng sử dụng và trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ tiện ích gắn với tài khoản thanh toán trên nền tảng ứng dụng iPay và eFAST của VietinBank.

Thu nhập hoạt động tăng trưởng 8,9% so với cùng kỳ. Trong đó, đáng chú ý là thu xử lý rủi ro và thu kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng tương ứng 163% và 130% so với cùng kỳ 2021. Lãi thuần từ hoạt động khác đạt 1.877 tỷ đồng, tăng trưởng 328% so cùng kỳ 2021. Chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm soát và nâng cao hiệu quả, ưu tiên chi phí cho các hoạt động trực tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh, các hoạt động chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nhân sự để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.

Chi phí DPRR tín dụng trong Quý I/2022 khoảng 4,4 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 228%) so với cùng kỳ năm trước do VietinBank luôn chủ động nhận diện rủi ro và chuyển nhóm nợ phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng; đồng thời thực hiện trích lập DPRR đầy đủ theo đúng quy định của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng từ 180% năm 2021 lên hơn 190%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Quý I/2022 đạt hơn 5,8 nghìn tỷ đồng, tạo tiền đề để VietinBank hoàn thành kế hoạch cả năm, tiếp tục phát huy tốt vai trò NHTM Nhà nước chủ lực, trụ cột của nền kinh tế, đóng góp lớn vào Ngân sách Nhà nước và sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong thời gian tới.

Trên cơ sở những kết quả đáng khích lệ đạt được trong Quý I/2022, VietinBank sẽ tiếp tục tập trung các nguồn lực để triển khai mạnh mẽ các các chủ điểm kinh doanh: Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn và CASA; thúc đẩy các giải pháp tăng thu ngoài lãi… đồng thời chú trọng công tác quản trị tài chính; quản trị điều hành; quản trị rủi ro, kiểm tra kiểm soát và thu hồi xử lý nợ… nhằm tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh những tháng còn lại của năm 2022.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.