Vàng đã bán ròng hơn 116 tấn vàng trong quý
Với mức giá vàng giao ngay hiện tại khoảng 1.220 USD/oz, khối lượng vàng mà các ngân hàng trung ương mua ròng trong quý III có trị giá xấp xỉ 5,82 tỷ USD.
Theo đó, trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, các ngân hàng trung ương đã mua ròng 148 tấn vàng, tăng 22% so cùng kỳ năm ngoái.
Hồi tháng 5, Phó thống đốc thứ nhất Ngân hàng Trung ương Nga Dmitry Tulin phát biểu trước Hạ viện nước này rằng vàng là "sự đảm bảo 100% khỏi những rủi ro pháp lý và chính trị".
Những ngân hàng trung ương mua nhiều vàng khác trong quý 3 còn có ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ mua 18,5 tấn, Kazakhstan mua 13,4 tấn và Ấn Độ mua 13,7 tấn. Ngân hàng trung ương một số nước châu Âu như Ba Lan và Hungary cũng đẩy mạnh mua vàng dự trữ.
Nhu cầu vàng trên toàn cầu trong quý III đạt 964,3 tấn, tăng 6,2 tấn so cùng kỳ năm ngoái - báo cáo của WGC cho hay.
Dù được các ngân hàng trung ương mua mạnh, vàng vẫn giảm giá khoảng 3% trong quý III, có lúc tụt dưới 1.200 USD/oz, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017. Tuy nhiên, trong tháng 10, giá vàng đã tăng khoảng 2%.
Đồng USD mạnh lên được xem là một nguyên nhân khiến vàng giảm giá trong quý III. Chỉ số Dolllar Index đo sức mạnh đồng USD đã tăng 0,7% trong quý.
Sang tháng 10, cả vàng và USD cùng tăng giá, khi hai tài sản này được giới đầu tư mua mạnh để tìm kiếm sự an toàn trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu giảm điểm mạnh.
Trái với việc mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương trong quý III, giới đầu tư đã bán mạnh vàng. Theo số liệu của WGC, các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng đã bán ròng hơn 116 tấn vàng trong quý.
Ngọc Linh