Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quyết liệt xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế

Chủ trì Hội nghị trực tuyến với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu xây dựng ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển; thúc đẩy 03 động lực của nền kinh tế gồm: Tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.

Đây là hội nghị đầu tiên Thủ tướng Chính phủ tham dự, trực tiếp chỉ đạo các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về công tác ngoại giao kinh tế, tiếp nối cuộc làm việc trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với các Tham tán, Tùy viên thương mại ở nước ngoài được tổ chức cách đây đúng 1 tháng, ngày 19/08/2022.

Thủ tướng nhấn mạnh tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ngoại giao phải luôn luôn vì lợi ích dân tộc mà phục vụ”. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu xây dựng ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển; thúc đẩy 03 động lực của nền kinh tế gồm: Tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Trong Báo cáo công tác ngoại giao kinh tế năm 2022, Bộ Ngoại giao nêu 6 trọng tâm cho công tác ngoại giao kinh tế của Bộ trong thời gian tới, bao gồm quán triệt Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư, từ đó định hướng trọng tâm và tăng hiệu quả phối hợp triển khai công tác ngoại giao kinh tế, tiếp tục phát huy thế mạnh của ngoại giao trong nghiên cứu, dự báo, hỗ trợ thiết thực cho công tác điều hành của Chính phủ; tận dụng các hoạt động đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại cấp cao để thúc đẩy hợp tác kinh tế, tháo gỡ các vướng mắc; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới và đẩy mạnh xúc tiến, hỗ trợ các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, địa phương, doanh nghiệp trong thời gian tới.

Các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài báo cáo tình hình, nhận định thời cơ và thách thức, đặc biệt những cơ hội Việt Nam cần tranh thủ, tận dụng, nhất là về xuất khẩu, đầu tư, du lịch, khoa học - công nghệ, các động lực tăng trưởng mới… nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực phục vụ phục hồi và phát triển đất nước.

Các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng đề xuất các biện pháp đẩy mạnh kịp thời các hoạt động ngoại giao kinh tế ở cả trong và ngoài nước, ở các cấp, các ngành, góp phần hiệu quả bảo đảm ổn định và mở rộng thị trường, tạo đột phá trong phát hiện, kết nối, tham mưu để tranh thủ thu hút đầu tư chất lượng cao... Đặc biệt, đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách, biện pháp, nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả công tác nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng.

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế phát biểu kiến nghị các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần làm tốt hơn nữa vai trò cầu nối giữa thị trường địa bàn sở tại với cộng đồng doanh nghiệp trong nước; cung cấp thông tin thiết thực, kịp thời tình hình địa bàn; góp phần giới thiệu các doanh nghiệp lớn của các nước đầu tư vào Việt Nam vào các lĩnh vực công nghệ cao, có sức lan toả lớn; tranh thủ các nguồn vốn tài trợ xanh, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số…; tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước để đa dạng hoá nguồn cung; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn, công nghệ mới; hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài; có tiếng nói tích cực tác động chính quyền sở tại tháo gỡ khó khăn trong quá trình hợp tác.

Các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài báo cáo tình hình, nhận định thời cơ và thách thức, đặc biệt những cơ hội Việt Nam cần tranh thủ, tận dụng. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài báo cáo tình hình, nhận định thời cơ và thách thức, đặc biệt những cơ hội Việt Nam cần tranh thủ, tận dụng. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại quan điểm “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân”; đánh giá hội nghị được tổ chức với tư duy, cách làm đổi mới để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, phục hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên.

Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục triển khai hiệu quả công tác thiết lập quan hệ với các nước sở tại, truyền tải thông điệp, hình ảnh Việt Nam với những nền tảng quan trọng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh đổi mới tư duy, mạnh dạn, đột phá, sáng tạo trong công tác ngoại giao kinh tế, trên cơ sở giữ vững nguyên tắc, chắc chắn, thận trọng, kiên định mục tiêu và chân thành, khiêm tốn. Trong đó tập trung thúc đẩy đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm để bù đắp khó khăn tại các thị trường truyền thống như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN; phát huy tiềm năng các thị trường đối tác FTA; mở rộng thị trường sang khu vực Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, Nam Á, Châu Phi, Australia; đồng thời tăng cường đa dạng hóa các chuỗi cung ứng. Xây dựng chính sách phù hợp đón nhận các dịch chuyển và tham gia các chuỗi sản xuất, cung ứng chất lượng cao, tiến tới xác lập vị trí cao hơn của Việt Nam trong chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan đại diện ngoại giao tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, thu hút du lịch, trong đó chú trọng việc tạo điều kiện về thị thực cho khách quốc tế. Đồng thời, tiếp tục chú trọng và triển khai tốt công tác bảo hộ công dân.

Công Huy (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội lớn nhất Bắc Giang bị phạt 320 triệu đồng
Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội lớn nhất Bắc Giang bị phạt 320 triệu đồng

Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bền vững Evergreen Bắc Giang bị phạt 320 triệu đồng do đã vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải khi không có giấy phép môi trường theo quy định.

Nhiều doanh nghiệp phá sản ở Mỹ gia tăng do Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất
Nhiều doanh nghiệp phá sản ở Mỹ gia tăng do Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất

Các vụ phá sản doanh nghiệp ở Mỹ đã gia tăng trong những tháng gần đây trong bối cảnh niềm tin vào việc xoay trục lãi suất nhanh chóng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bị lung lay.

Thi V-SAT đánh giá đầu vào đại học là gì?
Thi V-SAT đánh giá đầu vào đại học là gì?

Thi đánh giá năng lực đầu vào trên máy tính là kì thi đánh giá đầu vào, do các trường đại học phối hợp với Trung tâm khảo thí quốc gia (Bộ GD&ĐT) tổ chức. Theo đó, trong mùa tuyển sinh năm nay, các trường đại học bắt đầu tổ chức các kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính để xét tuyển sinh viên đại học.

SHB dành hơn 11 tỷ đồng thực hiện nhiều hoạt động xã hội tại tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
SHB dành hơn 11 tỷ đồng thực hiện nhiều hoạt động xã hội tại tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên, SHB đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, trong đó có trao tặng các phần quà tới cựu chiến binh và tài trợ 2 công trình lớp học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị hơn 11 tỷ đồng.

Bắc Giang: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024
Bắc Giang: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn tập trung triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong Tháng Công nhân năm 2024.

Giao dịch chứng khoán sáng 10/5: Thị trường trở nên rung lắc và đảo chiều điều chỉnh nhẹ sau thời gian ngắn đầu phiên khởi sắc.
Giao dịch chứng khoán sáng 10/5: Thị trường trở nên rung lắc và đảo chiều điều chỉnh nhẹ sau thời gian ngắn đầu phiên khởi sắc.

Áp lực bán gia tăng ở nhóm VN30 khiến thị trường trở nên rung lắc và đảo chiều điều chỉnh nhẹ sau thời gian ngắn đầu phiên khởi sắc. Trong bối cảnh thị trường chung không mấy thuận lợi, các cổ phiếu công nghệ vẫn đua nhau tăng tốt.