Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngoại giao kinh tế: Doanh nghiệp nhiều cơ hội tiềm năng

Doanh nghiệp đề xuất các biện pháp, nhiệm vụ cụ thể để ngành Ngoại giao hỗ trợ, phục vụ thiết thực nhu cầu và sự phát triển. Đó là nội dung chính của Hội nghị Triển khai Ngoại giao kinh tế, diễn ra vào sáng nay.

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, sáng 10/12, Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp với chủ đề “Triển khai Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ - Giải pháp và hành động”.

Tham dự tọa đàm có Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Ngoại giao; đại diện một số bộ, ngành kinh tế và lãnh đạo, đại diện gần 200 hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp.

Tọa đàm hướng tới các mục tiêu cụ thể hóa, xác định những biện pháp cụ thể để triển khai nhiệm vụ “Xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ” của Đại hội Đảng XIII và thống nhất phương hướng hợp tác, đề xuất các giải pháp thực chất để Ngành ngoại giao và doanh nghiệp cùng đồng hành trong phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.

Các diễn giả trao đổi về các vấn đề như: Xu hướng lớn trên thế giới tác động đến hoạt động sản kinh doanh của các doanh nghiệp; định hướng, gợi ý với doanh nghiệp để thâm nhập hiệu quả hơn vào thị trưởng quốc tế, nâng cao giá trị thương hiệu; đề xuất các biện pháp, nhiệm vụ cụ thể để ngành Ngoại giao hỗ trợ, phục vụ thiết thực nhu cầu và sự phát triển của các doanh nghiệp.

Ngoại giao kinh tế là cốt lõi của các cơ quan đại diện

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc cho biết: Ngoại giao kinh tế hiện nay là cốt lõi của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Mỹ là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tính đến tháng 11, kim ngạch xuất khẩu 2 chiều đạt trên 90 tỷ, dự kiến cuối năm cán mốc 100 tỷ. ta xuất siêu, nỗ lực tăng nhập khẩu. Cơ hội đầu tiên: Mỹ là thị trường xuất khẩu của Việt Nam, mở cửa cho hàng hóa Việt Nam vào Mỹ.

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ - Hà Kim Ngọc (giữa).
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ - Hà Kim Ngọc (giữa).

Bên cạnh những thuận lợi, vẫn có những khó khăn thách thức như hàng rào như thuế quan, chống bán phá giá…

Mỹ là thị trường lớn, có nhu cầu thu hút đầu tư. Từ thời Tổng thống Trump, Mỹ đã có có các sự kiện xúc tiến đầu tư. Hiện Việt Nam có 200 dự án đầu tư vào Mỹ. Thị trường Mỹ có nhiều cơ hội và cũng nhiều khó nhưng nếu vào được thị trường này, khả năng thành công cao.

Bên cạnh đó, kinh tế số, kinh tế xanh, thân thiện với môi trường cũng là các linh vực mà các doanh nghiệp có thể tìm hiểu.

03 lĩnh vực tiềm năng tại Anh

Trong bối cảnh hậu Brexit, Anh đang đẩy mạnh hợp tác với các thị trường ngoài EU, coi đây là chiến lược bù lại sự thu hẹp thị trường Châu Âu. Anh ký FTA với nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, Anh cũng quyết tâm năm nay đàm phán xong và ký CPTPP.

Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long trao đổi về tiềm năng hợp tác tại Anh.
Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Hoàng Long trao đổi về tiềm năng hợp tác tại Anh.

Anh coi bối cảnh sau dịch Covid-19 là cơ hội mở rộng hợp tác với các nước đang phát triển. Chiến lược Build Back Better hiện nay chủ yếu nhằm vào hạ tầng và mở ra cơ hội lớn cho hợp tác quốc tế.

Hiện nay, Anh chú trọng 3 lĩnh vực chính. Thứ nhất là kinh tế xanh, bền vững. 5-10 năm tới, những gì không theo tiêu chí sẽ bị loại bỏ. Thứ hai là kinh tế số. Nhiều ngành kinh tế, cơ quan tại Anh đang dịch chuyển sang làm việc tại nhà, làm việc từ xa. Với công nghệ hiện tại thì vẫn đảm bảo tăng năng suất. Thứ ba là lĩnh vực khoa học, đời sống. Do đại dịch, trong 5-10 năm tới, Anh muốn đẩy mạnh lĩnh vực khoa học đời sống.

“Ta có thể hợp tác nếu đi đúng xu hướng này. Phía Anh đã xây dựng một loạt công cụ như Cơ quan đầu tư quốc tế Anh: chủ yếu cung cấp các khoản đầu tư, trước đây hỗ trợ xuất khẩu cho khối Thịnh vượng chung, và hiện giờ họ nhắm đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là nguồn tài chính lớn. Mục tiêu của cơ quan này là huy động đầu tư 8-9 tỷ bảng mỗi năm. Bên cạnh đó, Anh cũng nâng tầm Cơ quan hỗ trợ xuất khẩu: chuyển từ xuất khẩu sang EU sang các thị trường ở xa. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này”, Đại sứ Việt Nam Nguyễn Hoàng Long cho biết.

Xu hướng đa phương hóa tại Australia

Theo Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành, xu hướng tại Australia hiện nay khá rõ ràng. Đó là chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa. Trong 2-3 năm gần đây, Australia tăng cường tìm kiếm các nhà xuất khẩu, các nhà đầu tư, nên có nhiều chính sách hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhìn thấy chính sách này và đã có bước chuyển lớn.

Xu hướng đa phương đa dạng của Australia là nhằm giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Với chủ trương này, Australia tham gia FTA lớn, các chuỗi cung ứng khu vực. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương của Australia, đặc biệt các bang Victoria và Queensland đã nở có văn phòng tại TP. HCM.

Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành cho rằng, bối cảnh mới cần các hoạt động mới. Đại sứ đề xuất việc thành lập nhóm tư vấn kinh tế gồm đại diện các bộ ngành, các doanh nghiêp lớn của Việt Nam và các cơ quan đại diện, để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quen địa bàn để họ có diễn đàn trao đổi.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Sở Giao thông vận tải Quảng Ninh vừa ban hành công văn đề nghị UBND thành phố Hạ Long không cấp phép cho các tàu du lịch được huy động tham gia diễn diễu trên biển đón khách du lịch để xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024 từ phía biển, vì lý do an toàn cho người và phương tiện.

Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?
Những tỉnh, thành nào loại trừ được bệnh sốt rét?

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 46 tỉnh, thành phố được công nhận đã loại trừ bệnh sốt rét, còn 17 tỉnh, thành phố chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ. Tuy nhiên, số thôn, bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp. Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.