Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quýt Bắc Kạn khẳng định thương hiệu

Từ chỗ khó khăn về thị trường tiêu thụ, giá trị kinh tế thấp, quýt Bắc Kạn - nhờ có sư

THCL Từ chỗ khó khăn về thị trường tiêu thụ, giá trị kinh tế thấp, quýt Bắc Kạn - nhờ có sự quan tâm của các ban, ngành hữu quan, các nhà khoa học…, đã khẳng định được thương hiệu, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần ổn định kinh tế, xã hội.

Triển khai hoạt động Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ vừa tổ chức phiên họp nghiệm thu kết quả thực hiện Dự án Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quýt của tỉnh Bắc Kạn.

Loay hoay mở rộng thị trường

Với diện tích trên 2.000 ha, sản lượng hàng năm trên 10.000 tấn và tiếp tục tăng nhanh do tăng diện tích cho thu hoạch, việc xác định thị trường và mở rộng kênh tiêu thụ quýt Bắc Kạn là hết sức cần thiết. Bởi lẽ, từ đây tạo sự ổn định cho việc sản xuất và kinh doanh, qua đó, mang đến thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Bắc Kạn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Lượng quýt tiêu thụ hàng năm tương đối lớn, trong đó khoảng 45% là tiêu thụ ngoài địa phương với giá khoảng 25.000 đồng/kg (cao hơn khoảng 10.000 đồng/kg so với tiêu thụ tại địa phương). Quýt Bắc Kạn được đánh giá là một loại đặc sản bởi có chất lượng tốt, có danh tiếng. Tuy nhiên, trên thực tế, người tiêu dùng (đặc biệt là ở vùng xuôi) chưa biết đến nhiều về sản phẩm này, hay có quan tâm cũng không biết mua ở đâu.

Điều đó cho thấy, cơ hội mở rộng thị trường của quýt Bắc Kạn là rất lớn. Song, từ lâu chưa có bất kỳ một động thái nào, biện pháp nào cho việc quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng, cũng như chưa xây dựng được chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Hơn nữa, đây là sản phẩm quả tươi, chưa có phương pháp bảo quản hợp lý theo tiêu chuẩn nên khâu vận chuyển dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng… Những hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh và giá trị của quýt Bắc Kạn.

Trước thực trạng đó, Dự án Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quýt của tỉnh Bắc Kạn (mã hiệu: CT68/TW8/14-15) ra đời. Dự án do Trung ương quản lý, được thực hiện trong 21 tháng bởi Viện Nghiên cứu rau quả với tổng kinh phí 743.250.000 đồng hoàn toàn từ ngân sách Trung ương.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả cho biết: “Dự án nhằm thiết lập hệ thống tổ chức, quản lý chất lượng để duy trì, phát triển danh tiếng, ổn định và từng bước nâng cao chất lượng đặc trưng của sản phẩm quýt Bắc Kạn. Đồng thời, xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm quýt Bắc Kạn theo hướng phát triển bền vững, từng bước nâng cao hơn nữa thu nhập của người dân, góp phần ổn định kinh tế, xã hội, góp phần vào chương trình xóa đói, giảm nghèo tại địa phương”.

Theo đó, nhiều nhiệm vụ cụ thể đã được đặt ra: Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý, sản xuất, thương mại và hệ thống quản lý chất lượng cho sản phẩm quýt mang Chỉ dẫn địa lý TS. Ngô Hồng Bình “Bắc Kạn” của tỉnh Bắc Kạn; Nghiên cứu thị trường, quảng bá phát triển thương hiệu mang chỉ dẫn địa lý; kết nối thị trường thông qua dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh, phát triển thị trường trong và ngoài nước, phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm quýt Bắc Kạn; xây dựng, vận hành mô hình 03 ha sản xuất và quản lý chất lượng quýt Bắc Kạn; tập huấn, đào tạo, chuyển giao các kỹ năng, biện pháp sản xuất và kinh doanh cho tổ chức quản lý và người dân vùng chỉ dẫn địa lý quýt Bắc Kạn; chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” cho sản phẩm quýt được sử dụng trên thực tế.

Cần những giải pháp cụ thể

Đến nay, Dự án đã hoàn thành đúng và đầy đủ các nội dung theo thuyết minh dự án và đạt được mục tiêu đề ra. Sản phẩm, kết quả của Dự án hoàn thành bao gồm: Sơ đồ mô hình tổng thể hệ thống quản lý và phát triển CDĐL quýt Bắc Kạn; hệ thống các quy chế, quy trình phục vụ quản lý CDĐL quýt Bắc Kạn (quy trình quản lý nội bộ CDĐL quýt Bắc Kạn; quy trình kỹ thuật chuẩn cho sản xuất quýt Bắc Kạn); các tiêu chí đánh giá chất lượng quýt Bắc Kạn; báo cáo phương pháp xây dựng và vận hành hệ thống quản lý nội bộ đối với CDĐL quýt Bắc Kạn; báo cáo về cơ chế phối hợp quản lý từ bên ngoài đối với CDĐL quýt Bắc Kạn; báo cáo kết quả phân tích thị trường và ngành hàng và xây dựng hệ thống thương mại hóa sản phẩm quýt Bắc Kạn; hệ thống bao bì, tem nhãn cho sản phẩm quýt Bắc Kạn và tài liệu quảng bá, giới thiệu về sản phẩm quýt Bắc Kạn.

Đạt được kết quả này, trước hết là do có sự vào cuộc rất quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Kạn, sự nhiệt tình và trách nhiệm của Hội Nông dân tỉnh. Đặc biệt là sự hỗ trợ của Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và công nghệ cũng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cùng các ban ngành liên quan, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người dân vùng Bạch Thông, Chợ Đồn và Ba Bể (Bắc Kạn).

“Mặc dù, Dự án Quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý quýt Bắc Kạn đã hoàn thành, nhưng qua quá trình thực hiện cho thấy, vẫn còn có những khó khăn cần những giải pháp cụ thể và sự hỗ trợ cần thiết từ các cấp, ngành liên quan để bảo đảm hiệu quả của dự án, như cần đưa cây quýt vào trong chương trình phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt gắn với chương trình nông thôn mới, tạo các điều kiện để hỗ trợ cây quýt (về khoa học kỹ thuật, vốn…); củng cố nhân sự cho Ban quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, huy động các nguồn lực duy trì và nâng cao hiệu quả của Chỉ dẫn địa lý cũng như liên tục vận động người dân tuân thủ quy trình canh tác để bảo đảm chất lượng quýt Bắc Kạn…”, TS. Ngô Hồng Bình khuyến nghị

Ông Nguyễn Đình Điệp, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn: Tôi kỳ vọng, thời gian tới, sự lan tỏa của sản phẩm quýt Bắc Kạn nhiều hơn, phát triển mô hình rộng lớn hơn. Giai đoạn 2016 - 2020, quýt Bắc Kạn được xác định là một trong 5 sản phẩm chủ chốt của tỉnh, trong đó, việc xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ trọng tâm. Để thành công, rất cần sự nỗ lực của người dân và sự trợ giúp đắc lực từ các ban ngành hữu quan.

Hà Thu

Tin mới

Tiêu hủy hơn 5.300 gói xúc xích, chân gà đã bị chảy nhớt bốc mùi hôi thối
Tiêu hủy hơn 5.300 gói xúc xích, chân gà đã bị chảy nhớt bốc mùi hôi thối

Lực lượng chức năng đã phát hiện hộ kinh doanh đang lưu giữ và bày bán trong cửa hàng 5.336 gói xúc xích, chân gà đóng gói sẵn các loại do nước ngoài sản xuất trị giá 11.822.000 đồng đã bị chảy nhớt bốc mùi hôi.

Long An cần 580 ha đất đầu tư xây nhà ở xã hội đến năm 2030
Long An cần 580 ha đất đầu tư xây nhà ở xã hội đến năm 2030

Thông tin từ UBND tỉnh Long An, hiện Long An có 25 dự án nhà ở xã hội, trong đó 07 dự án với hơn 1.800 căn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; 18 dự án đang triển khai, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2023 – 2025 với số lượng hơn 16.000 căn, đáp ứng nhu cầu khoảng 64.000 công nhân, người lao động trong các khu, cụm công nghiệp.

CHÂN MÂY- Đường lớn đã mở
CHÂN MÂY- Đường lớn đã mở

Chân Mây từ một vùng đất xa xôi ít người biết tới của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, bỗng khởi sắc khi ngày 19/5/2003, cách đây đúng 20 năm bến số 01 Cảng Chân Mây đưa vào hoạt động. Và 20 năm qua, vùng biển vắng khi xưa đã nổi sóng khi từng con tàu du lịch quốc tế, tàu hàng thi nhau cập cảng và bây giờ là những tuyến tàu Container trong nước và quốc tế được khai trương. Chân Mây- con đường kinh tế biển, đường lớn đã mở!

Đã xác định nguyên nhân hơn 70 học sinh trường tiểu học Kim Giang bị ngộ độc
Đã xác định nguyên nhân hơn 70 học sinh trường tiểu học Kim Giang bị ngộ độc

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố nguyên nhân khiến 72 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân) nhập viện với các biểu hiện ngộ độc là do vi khuẩn tụ cầu vàng có trong món thịt gà.

Thu giữ 1.600 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục được phép sử dụng
Thu giữ 1.600 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục được phép sử dụng

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa phát hiện, thu giữ 1.600 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn sử dụng và không có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.

Thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam phải làm gì khi các nhà đầu tư lớn đổ bộ?
Thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam phải làm gì khi các nhà đầu tư lớn đổ bộ?

Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản công nghiệp đã chứng kiến sự bùng nổ trở lại của Việt Nam sau hai năm gián đoạn vì đại dịch. Đáng chú ý, ngay sau khi biên giới mở cửa trở lại, nhà đầu tư và khách hàng quốc tế đã nhanh chóng sắp xếp các cuộc khảo sát vị trí, ký kết biên bản ghi nhớ (MOU), hợp đồng thuê và các thỏa thuận mua bán. Thị trường đang chứng kiến sự quan tâm từ các nhà sản xuất toàn cầu với nhu cầu đầu tư lớn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng xanh, logistics,…