Rà soát, sắp xếp lại các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến cho rằng cần có đánh giá đầy đủ một số quỹ tài chính ngoài ngân sách hoàn thành nhiệm vụ và nhu cầu duy trì, một số quỹ tài chính ngoài ngân sách đã hoàn thành hết trách nhiệm
Ngày 5/8/2019, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2018” đã tổ chức phiên họp toàn thể thứ 2. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội (UBTCNS) Nguyễn Đức Hải, Trưởng Đoàn giám sát chủ trì phiên họp.
Tại phiên họp, các thành viên Đoàn giám sát đã cho ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách giai đoạn 2013-2018.
Phiên họp toàn thể thứ 2. (Ảnh: Quochoi.vn)
Theo báo cáo của Đoàn Giám sát, trong giai đoạn 2013 – 2018, nước ta có 28 quỹ do Trung ương quản lý và hơn 40 quỹ do địa phương quản lý. Đối với các quỹ do Trung ương quản lý, theo báo cáo của Chính phủ, tổng số thu của các quỹ theo kế hoạch năm 2019 là 502,2 nghìn tỷ đồng, trong đó dự kiến ngân sách nhà nước (NSNN) cấp và hỗ trợ là 100,8 nghìn tỷ đồng. Kết dư các quỹ cuối năm 2019 khoảng 907,2 nghìn tỷ đồng.
Tổng hợp số liệu của 41 địa phương cho thấy, tổng số dư các quỹ tài chính nhà nước của địa phương hàng năm từ 2013 đến 2018 tương ứng là 8.074 tỷ đồng, 9.862 tỷ đồng, 13.569 tỷ đồng. 14.880 tỷ đồng, 17.198 tỷ đồng, 18.268 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là của 5 quỹ có quy mô lớn là Quỹ phát triển đất, Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ phát triển nhà ở, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Đánh giá chung, các thành viên Đoàn Giám sát tán thành với bối cảnh thành lập các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Giai đoạn 2013-2018, trong quá trình cải cách nền kinh tế đất nước, thường xuyên phát sinh các nhiệm vụ có tính cấp bách, có tính chuyên biệt làm nảy sinh yêu cầu tập trung nguồn lực tài chính của Nhà nước để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng trong quản lý kinh tế và chính trị - xã hội. Do đó, cần thiết phải thành lập các quỹ tài chính ngoài ngân sách để giải quyết một số nhiệm vụ đặc thù, khi các nhiệm vụ này khó có thể đáp ứng bằng việc phải thực hiện đúng quy trình về dự toán ngân sách hàng năm hoặc trải qua quá trình ngân sách một cách chặt chẽ.
Việc thành lập các quỹ ngoài ngân sách đã góp phần thu hút được các nguồn lực xã hội trong và ngoài nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào NSNN qua từng giai đoạn. Thực tế một số quỹ được hình thành từ việc tạo chính sách của nhà nước đã có nguồn thu độc lập hoàn toàn với ngân sách. Do đó, việc hình thành một số quỹ tài chính ngoài ngân sách là cần thiết, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta.
Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực hiện. Theo đó, nguồn thu của một số quỹ còn phụ thuộc vào NSNN hoặc có nguồn thu trùng với nguồn thu của NSNN, trong khi các nguồn thu khác không đáng kể, tỷ lệ thu chưa hợp lý ở một số quỹ. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các quỹ tài chính ngoài ngân sách còn nhiều bất cập, như trùng với nhiệm vụ chi của ngân sách hoặc các quỹ trùng nhau về đối tượng; chi phí quản lý chưa phù hợp so với hoạt động của quỹ, có quá nhiều quỹ tại địa phương làm phát sinh nhiều chi phí quản lý và tổ chức biên chế…
Cho ý kiến cụ thể, Phó Chủ nhiệm UBTCNS của Quốc hội Nguyễn Hữu Quang kiến nghị cần xem xét lại hiệu quả hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích. Theo đó, Quỹ này được thành lập đồng hành với Chương trình mục tiêu quốc gia Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Đến thời điểm báo cáo, dư quỹ đến năm 2018 là rất lớn, tuy nhiên, việc thực hiện các nhiệm vụ đạt rất thấp. Bên cạnh đó, tại địa phương còn nhiều quỹ hoạt động không hiệu quả.
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành cho rằng, báo cáo của Đoàn Giám sát cần làm rõ những thiếu hụt trong hệ thống cơ sở pháp lý đối với việc hình thành, quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; chỉ rõ tồn tại trong việc quản lý, tổ chức thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương… Từ đó, ông Nguyễn Lâm Thành kiến nghị nên hoàn thiện hệ thống pháp luật, sớm ban hành Luật về quản lý, sử dụng các quỹ ngoài ngân sách. Trước mắt, Chính phủ cần xem xét, gấp rút sửa đổi một số văn bản, quy định có liên quan.
Khẳng định vai trò của các quỹ tài chính ngoài ngân sách, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến cho rằng cần có đánh giá đầy đủ một số quỹ hoàn thành nhiệm vụ và nhu cầu duy trì, một số quỹ đã hoàn thành hết trách nhiệm.
Ngoài ra, các thành viên Đoàn giám sát cũng lưu ý điều quan trọng là trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện, tồn tại hạn chế có được đề xuất giải pháp, lộ trình hợp lý, khả thi. Ủy viên Thường trực UBTCNS Trần Quang Chiểu cho rằng, việc kiến nghị cần thận trọng các phương án đề xuất, cần phải có tiêu chí, phân loại các nhóm quỹ để có đánh giá và phương án sắp xếp, tổ chức lại bảo đảm hiệu quả.
Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Đức Hải đề nghị nội dung báo cáo kết quả giám sát khẳng định kết quả đạt được các quỹ ngoài ngân sách như các quỹ bảo hiểm đã góp phần ổn định nợ công, giảm vay nước ngoài thực hiện an sinh xã hội tiệm cận thông lệ quốc tế. Các quỹ được thành lập và hoạt động cơ bản tuân thủ Luật NSNN, bên cạnh đó có những đặc thù nhất định.
Về phương hướng giải pháp, Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Đức Hải cho biết cần phải có phân tích và đánh giá theo nhóm các quỹ cần giải thể, cần sắp xếp lại và cần tiếp tục duy trì phát triển, kiến nghị giúp UBTVQH ban hành nghị quyết giao Chính phủ chấn chỉnh, sắp xếp, đánh giá, tổng kết, hạn chế việc thành lập các quỹ mới tràn lan.
Ngọc Khánh
Tin mới
Cần Thơ có 92 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ, năm 2022, TP. Cần Thơ đã công nhận 51 sản phẩm OCOP, trong đó có 33 sản phẩm 4 sao, 18 sản phẩm 3 sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP của thành phố lên 92.
Bình Định và Sài Gòn Tourist hợp tác phát triển du lịch
Chiều 29/03, tại TP. Quy Nhơn,tỉnh Bình Định đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 -2025 giữa UBND tỉnh Bình Định và Tổng công ty du lịch Sài Gòn TNHH MTV (Sài Gòn Tourist). Hai bên thống nhất: Đẩy mạnh hợp tác phát triển, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định.
Tập đoàn HuaLi hỗ trợ xây nhà ở cho hộ nghèo tại Thanh Hoá
Chiều 29/03, đại diện Tập đoàn HuaLi (Đài Loan) đã trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo tại huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu thị trường Australia
Nhằm mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu thị trường, thiết lập quan hệ bạn hàng, ký kết hợp đồng, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư, từ ngày 24/06-01/07, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức Đoàn giao dịch thương mại tại Australia.
Thanh Hoá đồng loạt tổng kiểm tra hàng trăm cơ sở cầm đồ, cho vay tài chính
Ngày 29/03, hàng trăm cán bộ chiến sĩ thuộc các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Thanh Hoá, Công an thành phố Thanh Hóa và Công an huyện Quảng Xương đã đồng loạt ra quân tổng kiểm tra 188 cơ sở cầm đồ, cho vay dịch vụ tài chính trên địa bàn huyện Quảng Xương và thành phố Thanh Hóa.
Khởi công dự án nhà xưởng xây sẵn tại KCN Bắc Tiền Phong
Dự án Core5 Quảng Ninh có quy mô đầu tư 69.000m2 nhà xưởng xây sẵn đạt tiêu chuẩn quốc tế để cho thuê.
Câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu PV OIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo
Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam
Hải Phòng khôi phục thành công giống cam “tiến vua” được trồng cách đây khoảng 800 năm
Chân dung người phụ nữ truyền cảm hứng cho phái đẹp