Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sản xuất phải gắn với tiêu thụ nông sản

Sáng ngày 5/3/2019 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp cùng Bộ Công thương, sự đồng hành của Tổ chức tài chính quốc tế IFC, Nhóm Ngân hàng thế giới (World Bank Group), Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2019”.

Diễn đàn thu hút sự tham gia của đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện UBND, Sở NN-PTNT, Sở Công thương các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp, HTX tham gia phát triển sản xuất (SX) gắn với tiêu thụ nông sản; đại diện các hiệp hội ngành hàng; các cơ quan, tổ chức quốc tế tại Hà Nội và các cơ quan thông tấn báo chí.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá: “Năm 2018 ngành nông nghiệp đã vượt qua các khó khăn, thách thức để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra như: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,76%, giá trị SX toàn ngành tăng 3,86% (trong đó nông nghiệp tăng 2,91%, lâm nghiệp tăng 6,09%, thủy sản tăng 6,5%), kim ngạch XK đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD với thặng dư thương mại khoảng 8,72 tỷ USD”. 

Sản xuất phải gắn với tiêu thụ nông sản - Hình 1

Toàn cảnh Diễn đàn

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, mặc dù vậy, trong năm 2019, ngành nông nghiệp dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trong SX và tiêu thụ nông sản. 

Một là nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn là SX nhỏ, phân tán nên chưa đáp ứng được yêu cầu về SX hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. 

Hai là thách thức, nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến SX trong nước và tình hình cung cầu nông sản.

Thứ ba, thị trường đầu ra cho nông sản vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới đều quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nên các mặt hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu. 

Thứ tư, các nước NK nông sản lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đều gia tăng bảo hộ hàng hóa nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc. 

Thứ năm, xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, những bất ổn xung quanh vấn đề Brexit, những bất ổn địa chính trị trên thế giới cũng ảnh hưởng tới việc XK các mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng, bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020. Đồng thời, đây cũng là năm mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ giao các chỉ tiêu về phát triển ngành nông nghiệp đều cao hơn năm 2018 như: tốc độ tăng trưởng GDP trên 3,0%, giá trị SX trên 3,11%; kim ngạch XK đạt 43 tỷ USD. Để tạo điều kiện đạt được những chỉ tiêu quan trọng này, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN-PTNT) đã đề xuất trong năm 2019, cần tập trung cho một số nhóm giải pháp nhằm khơi thông thị trường XK nông sản.

Bộ trưởng cho biết, một là cần đẩy mạnh việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, tiến tới hài hòa hóa với các quy định của các thị trường NK của khu vực và trên thế giới; tập trung xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia, đồng thời phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng SX, truy xuất nguồn gốc nhằm tạo tiền đề vững chắc cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam đáp ứng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế. 

Hai là tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm hoa quả tươi, rau, thủy sản sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao; duy trì và phát triển bền vững thị trường Trung Quốc, mở rộng thị trường nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu bổ sung với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Liên minh Châu Âu hay Trung Đông; lựa chọn và đưa các sản phẩm phù hợp vào các thị trường tiềm năng như: Nga, Trung Đông, Châu Phi, ASEAN...

Bên cạnh đó, đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các thị trường XK, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết FTA, tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức triển khai tận dụng tốt các cam kết hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là các nước tham gia Hiệp định CPTPP để thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy mạnh mẽ XK nông sản. Đồng thời, tiếp tục đàm phán các hiệp định như Hiệp định FTA Việt Nam - Israel; Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP, Hiệp định FTA Việt Nam – EFTA.

Nhóm giải pháp tiếp theo, đó là tăng cường các biện pháp tháo gỡ các rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại của các nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nông sản của Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước. Song song với đó, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa nông sản XK của Việt Nam để kịp thời chỉ đạo các giải pháp cụ thể, quyết liệt, có định hướng để tháo gỡ khó khăn...

Về nhóm giải pháp tổ chức SX trong nước, theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, toàn ngành cần tiếp tục quyết liệt triển khai mạnh mẽ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển cơ cấu SX theo 3 trục sản phẩm chủ lực (sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý).

Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức SX, xây dựng các vùng nguyên liệu SX tập trung; đẩy mạnh liên kết phát triển tổ hợp tác, HTX; thu hút đầu tư doanh nghiệp tư nhân; xây dựng các mô hình theo chuỗi; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các chuổi siêu thị, cửa hàng tiện ích, các chợ… để thúc đẩy tiêu thụ trong nước. Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực chế biến nông sản, bảo quản, đóng gói, bao bì, nhãn mác để nâng cao giá trị sản phẩm.

Song song với đó, ngành nông nghiệp phải thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KH-CN, triển khai các giải pháp tận dụng tối đa cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiếp tục rà soát, bãi bỏ, cắt giảm thủ tục hành chính và các điều kiện kinh doanh; tiếp tục đàm phán để tháo gỡ rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật của các nước đối với hàng hóa nông sản của Việt Nam; thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam ra thị trường trong nước và thế giới.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Đón đầu “sóng” nâng hạng thị trường chứng khoán bằng cuộc đua tăng vốn
Đón đầu “sóng” nâng hạng thị trường chứng khoán bằng cuộc đua tăng vốn

Huy động vốn được đánh giá là yếu tố quyết định việc tăng biên lợi nhuận mảng cho vay ký quỹ - động lực tăng trưởng quan trọng của các công ty chứng khoán và nhằm đón đầu “sóng” nâng hạng thị trường.

Giao dịch chứng khoán phiên chiều 26/4 : Cổ phiếu VIC giúp thị trường “nghỉ lễ vui”
Giao dịch chứng khoán phiên chiều 26/4 : Cổ phiếu VIC giúp thị trường “nghỉ lễ vui”

Thị trường giao dịch phân hóa với dòng tiền vẫn tập trung giao dịch ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, tuy nhiên, mã lớn VIC đã tăng tốc cuối phiên và trở thành động lực chính giúp VN-Index khởi sắc.

Doanh thu của Khải Hoàn Land (KHG) trong quý I/2024 giảm 86%
Doanh thu của Khải Hoàn Land (KHG) trong quý I/2024 giảm 86%

CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (mã chứng khoán: KHG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I năm 2024 với doanh thu đạt 36,7 tỷ đồng, giảm tới 86% so với cùng kỳ năm trước do doanh thu chuyển nhượng Hợp đồng mua bán bất động sản giảm 95,6%, chỉ còn 10,8 tỷ đồng.

Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị bền vững
Xi măng Long Sơn: Xây dựng thương hiệu từ những giá trị bền vững

Đồng hành cùng phát triển, đồng hành cho những điều tốt đẹp hơn, thương hiệu Xi măng Long Sơn không chỉ được tạo dựng trên nền tảng dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm và chất lượng môi trường mà còn là những đóng góp cho xã hội để hướng đến những giá trị vững bền.

Chính phủ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng
Chính phủ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng ký Tờ trình về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 theo quy trình tại một kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Đền thờ Liệt sĩ tỉnh Thái Bình
Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Đền thờ Liệt sĩ tỉnh Thái Bình

Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), ngày Quốc tế Lao động 1/5 và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), sáng ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền thờ Bác Hồ, Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Tượng đài đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (Quảng trường 14/10) và viếng các anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tỉnh Thái Bình.