Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sáng nay, Quốc hội thảo luận thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm

Mở đầu tuần làm việc tuần thứ 3 Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, hôm nay (5/6), Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016.

Theo thông báo tại buổi họp báo về Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV (ngày 19/5), Báo cáo kết quả giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 cho thấy, trên cơ sở báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, của Ủy ban nhân dân 63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương về việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm; Báo cáo giám sát của 42 Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố, các tài liệu có liên quan và kết quả khảo sát thực tế, Đoàn giám sát đã xây dựng báo cáo giám sát và Nghị quyết hoạt động giám sát về an toàn thực phẩm.

Sáng nay, Quốc hội thảo luận thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm - Hình 1

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV 

Trong giai đoạn 2011-2016, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng ban hành được một khối lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật từ các văn bản Luật của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Thông tư liên tịch, Thông tư, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của các Bộ, ngành, các văn bản quản lý của các địa phương về an toàn thực phẩm.

Theo thống kê từ báo cáo kết quả giám sát, trong giai đoạn 2011 - 2016, về ATTP, đã có 158 văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan T.Ư ban hành, trong đó có 8 văn bản luật của Quốc hội, 34 nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ, 8 thông tư liên tịch, hơn 100 thông tư của các bộ liên quan. Các địa phương đã ban hành 1.253 văn bản quản lý pháp luật chỉ đạo, điều hành công tác ATTP trên địa bàn.

Qua giám sát cũng cho thấy, các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành nhiều đợt thanh, kiểm tra đột xuất theo chuyên ngành, đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về ATTP. Theo thống kê, cả nước đã thành lập được 153.493 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành với sự tham gia của các ngành chức năng, tiến hành kiểm tra tại 3.350.035 cơ sở, phát hiện 678.755 cơ sở vi phạm, chiếm 20,5% số cơ sở tiến hành kiểm tra. Đây là tỷ lệ vi phạm rất cao, dù cũng chưa phản ánh hết tất cả các vi phạm về ATTP trong thực tế. Ở một số địa phương, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng.

Kết quả giám sát cũng chỉ ra, công tác thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP bộc lộ không ít những tồn tại yếu kém. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp còn chưa thường xuyên; bộ máy quản lý ATTP còn một số bất cập cả về tổ chức, nguồn lực và cơ chế phối hợp. Việc quản lý ATTP đối với rau, quả, thịt, sản phẩm thịt tươi sống, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật còn là khâu yếu. Trong khi đó, việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại về ATTP còn thụ động; xử lý vi phạm chưa kiên quyết, chưa bảo đảm tính răn đe…

“Tình trạng vi phạm quy định ATTP khá phổ biến, ATTP có lúc, có nơi đã đến giới hạn báo động - giới hạn đỏ”, nhận định được đưa ra qua giám sát.

Trong nhiều nguyên nhân được đoàn giám sát chỉ ra, có cả thực trạng một số cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ còn chưa nghiêm; có biểu hiện né tránh, ngại va chạm, thậm chí có dấu hiệu “bảo kê”, bao che. Mặc dù số vụ vi phạm là nhiều, có nhiều vụ nghiêm trọng xong việc xử phạt không tương xứng với mức độ vi phạm…

Nhiều ý kiến đã nhận định, nguyên nhân, trách nhiệm là do cơ quan quản lý Nhà nước, trách nhiệm của các bộ liên quan, rồi chính quyền địa phương trong chỉ đạo kiểm tra xử lý chưa đáp ứng yêu cầu và cả trách nhiệm của người dân.

Từ thực tế cho thấy, vẫn có tình trạng người dân trồng rau luống này để ăn, luống kia để bán, cho nên cần cần nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát, thanh tra từ trang trại cho tới bàn ăn, nên sự phối hợp liên ngành là vô cùng quan trọng. Do đó cần kiểm tra từ khâu “đầu vào”, và bảo quản tiêu thụ sản phẩm chứ không phải “đầu cuối” là khâu chế biến.

Đoàn giám sát cũng đề nghị, Quốc hội sớm tổng kết đánh giá 5 năm triển khai thi hành Luật ATTP và các văn bản pháp luật có liên quan để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Đề xuất cơ chế, chính sách cho người dân và DN liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn…

Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý chất lượng, ATTP theo đúng phân cấp quản lý. Xây dựng văn bản, quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành nhằm phát huy hiệu quả tối đa công tác chủ động kiểm soát chất lượng, ATTP theo chuyên môn và các lĩnh vực chuyên ngành phụ trách…

Trong tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.

Các đại biểu thảo luận ở hội trường về: Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018,...

Tính từ năm 2011 đến tháng 10/2016, cả nước đã ghi nhận 1.007 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.395 người mắc, 25.617 người đi viện và 164 người chết. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu do vi sinh vật, do độc tố tự nhiên, do hóa chất và có đến 268 vụ không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc.

 Hoan Nguyễn

 

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại tỉnh Bắc Ninh

Sáng 29/3, tại Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.