Vừa qua, Bộ trưởng Dầu khí Nigeria Emmanuel Kachikwu cho hay, thị trường dầu mỏ sẽ tái cân bằng vào giữa năm tới, đem đến điểm kết cho hơn 3 năm cung vượt cầu. Dù vậy, tính toán dựa trên dữ liệu OPEC của hãng tin Mỹ cho thấy, cả năm 2017, lượng dầu tồn kho tổng thể sẽ ít giảm, ngay cả khi nhóm này thuyết phục các nước không phải là thành viên tham gia thỏa thuận giảm sản lượng trong cuộc họp hôm nay (10/12).
Sản lượng dầu tồn kho của các nước thành viên OPEC vẫn còn rất lớn (Ảnh minh họa)
“Ngay cả với mức tuân thủ 100% thỏa thuận từ các nước thuộc và không thuộc OPEC, tồn kho dầu thô toàn cầu ít có khả năng giảm trong nửa đầu năm 2017. Điều đó sẽ giữ giá dầu ít thay đổi”, nhà phân tích Tamas Varga tại hãng môi giới PVM Oil Associates ở Anh nhận định.
Cụ thể, giá dầu có thể tăng đến ngưỡng 60 - 70 USD/thùng nếu OPEC thành công trong việc đưa lượng tồn kho về lại mức bình thường, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio del Pino nói hồi tuần trước, nhắc lại yếu tố mà OPEC thường xuyên đề cập đến.
Lịch sử theo dõi cho thấy OPEC chỉ thực hiện 80% lời hứa cắt giảm sản lượng. Trong khi Nga cam kết sẽ hợp tác, hạ sản xuất 300.000 thùng/ngày nửa đầu năm 2017, các nhà sản xuất ngoài OPEC khác như Mexico, Azerbaijan và Colombia, có khả năng định nghĩa mức giảm sản xuất không tự nguyện, vốn bị ảnh hưởng bởi các nhà giao dịch, là việc hạ sản lượng. Kịch bản này sẽ không thay đổi phần lớn cảnh tồn kho 300 triệu thùng dầu trên thế giới.
OPEC từng cho hay, thỏa thuận trên sẽ đẩy nhanh tốc độ đi xuống còn tồn kho toàn cầu và một kịch bản lạc quan của OPEC cho thấy lời kêu gọi nguồn cung của OPEC vượt sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày trong quý III/2016. Điều này phụ thuộc vào việc các thành viên OPEC và Nga tuân thủ thỏa thuận dù cho các nước ngoài OPEC khác ít đóng góp vào mức giảm cung.
Bàn đến thị trường dầu mỏ, các cơ quan và hãng tư vấn có quan điểm khác nhau. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến thị trường sẽ tái cân bằng vào đầu năm sau, trong khi giới chuyên gia tư vấn tại hãng Rystad Energy dự báo thâm hụt 1,26 triệu thùng/ngày trong quý I/2017 nếu Nga là nước ngoài OPEC duy nhất tham gia vào nỗ lực hạ sản xuất. Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) thì cho biết OPEC có thể phải đợi lâu hơn để thị trường tái cân bằng.
Trong kịch bản kém lạc quan là OPEC chỉ thực hiện 80% lời hứa cắt giảm sản lượng, họ sẽ cần các đối thủ ngoài nhóm hạ tổng cộng 600.000 thùng/ngày để thực sự giảm bớt tồn kho dầu thô thế giới vào năm sau. Với Nga, lời hứa hạ hạn ngạch sẽ diễn ra từ tốn. Kết quả từ nỗ lực của nước này chỉ có thể xuất hiện từ mùa xuân năm sau.
14 nước không thuộc OPEC được mời đến cuộc họp hôm nay ở Vienna (Áo) nhưng chỉ có Nga, Mexico, Kazakhstan, Azerbaijan và Oman cho biết họ sẽ đến dự.
Hà Long