Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sáu vấn đề mới trong dự thảo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/12, ngay sau phát biểu khai mạc Phiên họp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban tiến hành cho ý kiến về Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.

Tại Phiên họp sáng nay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nghe Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) trình bày tờ trình; nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra, đồng thời tiến hành thảo luận cho ý kiến về Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân.

Về sự cần thiết ban hành Pháp lệnh và hồ sơ dự án Pháp lệnh, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới thống nhất cao các nội dung này.

Liên quan đến phạm vi sửa đổi, bổ sung dự thảo Pháp lệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới thống nhất sửa toàn diện Pháp lệnh để khắc phục những bất cập trong thực tiễn thi hành Pháp lệnh và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi triển khai thi hành với những lý do nêu tại Tờ trình của TANDTC.

Về chỉ định Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên (khoản 4, Điều 2), Chủ nhiệm Lê Tấn Tới thống nhất với Tờ trình của TANDTC và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp.

Riêng 06 vấn đề mới trong dự thảo Pháp lệnh này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới thống nhất cao. 

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới quan tâm thêm về thẩm quyền của Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng (Điều 21 và Điều 36 trong dự thảo). Cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm trong thực tế, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nêu rõ, ranh giới đưa vào trường giáo dưỡng và giáo dục dựa vào cộng đồng trên cơ sở pháp lý có 03 điều kiện quy định xử lý vi phạm hành chính: là người có nơi cư trú nhất định, đang học tại cơ sở giáo dục, cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Chủ nhiệm Lê Tấn Tới nêu rõ đây là 03 điều kiện cứng mà quy định Điều 140 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 

Ngoài ra dự thảo còn quy định các điều kiện mới như: Ý kiến đại diện của UBND cấp xã, ý kiến đại diện của Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan thành viên của Mặt trận và những người khác tham gia tại phiên tòa và có ý kiến về vấn đề này, trên cơ sở đó Tòa án quyết định giáo dục bằng biện pháp nào. Chủ nhiệm Lê Tấn Tới nhận thấy, quy định như vậy chặt chẽ nhưng cần có điều kiện cụ thể hơn để tránh phát sinh tiêu cực. 

Phó Chủ tịch Quốc hội
Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Phiên họp thứ 18.

Phát biểu ý kiến tại phiên họp về dự án Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã có quá trình phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Tư pháp, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan để tiếp thu, chỉnh lý một bước cề dự án Pháp lệnh này; cho rằng TANDTC đã làm việc rất cầu thị trong việc nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tham gia…

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng bày tỏ nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Pháp lệnh năm 2014 với những lý do như đã nêu trong Tờ trình của TANDTC.Qua 08 năm triển khai thực hiện trong thực tiễn đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, cần phải điều chỉnh hơn nữa. 

Đối với vấn đề TANDTC xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến phạm vi điều chỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng thống nhất với nội dung thứ nhất như đề xuất. Về nội dung liên quan đến chỉ định luật sư tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên quy định tại khoản 4, Điều 2 của dự thảo Pháp lệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhất trí với ý kiến đa số nêu trong Tờ trình và quan điểm đề xuất của TANDTC đã thể hiện.

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, thực hiện chương trình công tác của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, từ tháng 12/2021, TANDTC trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại TANDTC là đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục và đảm bảo thời hạn...

Trong hồ sơ gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, TANDTC có gửi hai Tờ trình, Tờ trình lần đầu ngày 02/11/2022, Ủy ban Tư pháp tổ chức thẩm tra ngày 14/11/2022, tức là đang giữa kỳ họp Quốc hội do đó 100 % đại biểu của Ủy ban Tư pháp dự họp và phát biểu rất sôi nổi. Gần đây nhất, ngày 05/12 TANDTC có Tờ trình mới và Uỷ ban Thường Tư pháp có báo cáo thẩm tra mới. 

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, việc sửa đổi Pháp lệnh này có một số điểm thuận lợi. Thứ nhất, đây là sửa Pháp lệnh số 09 được ban hành 8 năm trước; về cơ bản vẫn như Pháp lệnh số 09, tuy nhiên có một số điểm mới do Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định và một số luật khác mới ra đời. Thứ hai, đầu năm 2022, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 01 và đã được thảo luận kỹ lưỡng, có nhiều điểm mới có thể kế thừa và vận dụng được. Thứ ba, Quốc hội khoá XV cũng đổi mới cách làm, chuẩn bị từ sớm, từ xa và kết hợp vừa lý thuyết, vừa khảo sát thực tiễn rồi thảo luận đảm bảo vấn đề nào đồng thuận sẽ đưa ra, không đồng thuận phải báo cáo, xin ý kiến.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, lĩnh vực tư pháp là lĩnh vực rất nhạy cảm, liên quan đến quyền con người, quyền công dân và dễ bị các đối tượng thù địch, trái chiều xuyên tạc, nói xấu, dựng chuyện do đó phải hết sức thận trọng, dù có một ý kiến nhỏ cũng phải thảo luận, cân nhắc thật kỹ lưỡng. Với tinh thần đó, đến hôm nay hồ sơ, tài liệu đã cơ bản thống nhất; Uỷ ban Pháp luật cũng đã rà soát kỹ lưỡng.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đã được làm rất kỹ lưỡng, cẩn thận, đúng luật, có ý kiến Chính phủ và tất cả các cơ quan. Về hai vấn đề cơ quan soạn thảo xin ý kiến, vấn đề thứ nhất là phạm vi sửa đổi pháp lệnh, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong chương trình công tác của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là sửa đổi, bổ sung một số điều. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tối cao và Uỷ ban Tư pháp và các cơ quan đều thống nhất xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho gọi là Pháp lệnh sửa đổi, tức là sửa đổi toàn diện.

Vấn đề thứ hai, cơ quan soạn thảo xin ý kiến về việc chỉ định luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra và các cơ quan đều thống nhất xin phép Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho giữ kế thừa quy định này trong Pháp lệnh số 09 đã thực hiện ổn định trong 8 năm qua. Đây là vấn đề liên quan đến quyền con người, bảo vệ người chưa thành niên và cũng không có trái với Luật Luật sư.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, sau 08 năm thi hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 về “Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân”, nhiều quy định pháp luật liên quan đến Pháp lệnh 09 đã được sửa đổi, bổ sung, nhất là Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, sau 08 năm thi hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 về “Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân”, nhiều quy định pháp luật liên quan đến Pháp lệnh 09 đã được sửa đổi, bổ sung, nhất là Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, sau 08 năm thi hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 về “Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân”, nhiều quy định pháp luật liên quan đến Pháp lệnh 09 đã được sửa đổi, bổ sung, nhất là Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã ban hành một số luật liên quan đến Pháp lệnh này như: Luật Trẻ em năm 2016, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, Luật Cư trú năm 2020, Luật Căn cước công dân,… Do đó, nhiều quy định của Pháp lệnh 09 không còn phù hợp, cần được sửa đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Tư pháp nhất trí với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Pháp lệnh 09. 

Về phạm vi sửa đổi, bổ sung dự thảo Pháp lệnh, đa số ý kiến đề nghị sửa đổi toàn diện Pháp lệnh 09 để khắc phục những bất cập trong thực tiễn thi hành Pháp lệnh và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi triển khai thi hành với những lý do nêu tại Tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân tối cao nhất trí với đa số ý kiến và đã thể hiện tại dự thảo Pháp lệnh.

Về chỉ định Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên, khoản 4, Điều 2 dự thảo Pháp lệnh quy định: “…Trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư;…”. Đa số ý kiến đề nghị tiếp tục kế thừa Pháp lệnh 09, quy định người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng mà không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án phải chỉ định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. TANDTC nhất trí với đa số ý kiến và đã được thể hiện trong dự thảo Pháp lệnh.

Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với TANDTC và cho rằng, người chưa thành niên thuộc đối tượng yếu thế cần được pháp luật quan tâm, ưu tiên bảo vệ tại Tòa án. Việc chỉ định luật sư trong trường hợp người chưa thành niên không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã được Pháp lệnh 09 quy định và thi hành ổn định 08 năm qua không có vướng mắc. Nếu không quy định việc chỉ định luật sư thì quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể không được bảo vệ đầy đủ. Do đó, cần tiếp tục kế thừa quy định tại Pháp lệnh 09 về chỉ định Luật sư trong trường hợp người chưa thành niên không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Về phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính (Điều 21); Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án (Điều 35), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, tại các phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án, Pháp lệnh 09 đều không quy định việc Thẩm phán hỏi đại diện cơ quan đề nghị, người bị đề nghị; đại diện cơ quan kiến nghị, kháng nghị người khiếu nại và các chủ thể khác tham gia phiên họp.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, tại các phiên họp này, Thẩm phán đều tiến hành việc hỏi đại diện cơ quan đề nghị, người bị đề nghị; người khiếu nại, cơ quan kiến nghị, kháng nghị và các chủ thể khác tham gia phiên họp để làm rõ hơn các nội dung liên quan, bảo đảm quyết định có căn cứ và phù hợp, chính xác.

Do đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị bổ sung quy định về việc hỏi tại các phiên họp tại Điều 21 và Điều 35 của dự thảo Pháp lệnh. Về quy định có tính chất thân thiện khi xử lý vụ việc đối với người chưa thành niên, Ủy ban Tư pháp cho rằng, đối tượng bị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là người chưa thành niên, cần được bảo đảm lợi ích tốt nhất cho họ.

Ủy ban Tư pháp tán thành với dự thảo Pháp lệnh bổ sung một số quy định có tính chất thân thiện như: Nguyên tắc giải quyết vụ việc đối với người chưa thành niên phải bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, giới, lứa tuổi, mức độ trưởng thành của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phải bảo đảm yêu cầu như: Phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên hoặc có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.

Trình bày Tờ trình Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (sửa đổi), Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến nêu sự cần thiết ban hành Pháp lệnh.

Theo đó, ngày 20/01/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã ban hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND (gọi là Pháp lệnh số 09). Pháp lệnh số 09 có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống chính trị, pháp lý của đất nước, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, góp phần bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 và thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.

Sau hơn 08 năm triển khai thi hành Pháp lệnh số 09, bên cạnh những kết quả đạt được trong việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, là công cụ hữu hiệu để Tòa án xem xét, quyết định đưa người vi phạm pháp luật chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc được kịp thời, đúng đối tượng, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, quá trình triển khai thi hành Pháp lệnh số 09, vẫn còn một số hạn chế và bất cập đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh số 09 cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành Pháp lệnh.

Ngoài ra, ngày 13/11/2020, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó sửa đổi bổ sung nhiều quy định có liên quan đến áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đặc biệt, việc cho phép áp dụng biện pháp thay thế xử lý hành chính giáo dục dựa vào cộng đồng đối với người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Bên cạnh đó, ngày 24/03/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã thông qua Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (gọi là Pháp lệnh số 01), có tính tương đồng với Pháp lệnh số 09.

Trong khi đó, Pháp lệnh số 01 có nhiều quy định mới, tiến bộ mà Pháp lệnh số 09 hiện hành chưa có. Về bố cục và nội dung cơ bản của dự thảo Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (sửa đổi) gồm 05 Chương, 44 điều. Trong đó, Chương I: Những quy định chung (gồm 07 điều, từ Điều 1 đến Điều 7); Chương II: Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính (gồm 19 điều, từ Điều 8 đến Điều 26);Chương III: Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành; giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại (gồm 03 điều, từ Điều 27 đến Điều 29); Chương IV: Khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị; giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính (gồm 15 điều, từ Điều 30 đến Điều 44); Chương V: Điều khoản thi hành (gồm có 02 điều: Điều 43 và Điều 44) quy định về hiệu lực thi hành của Pháp lệnh và điều khoản chuyển tiếp.

Phát biểu tại Phiên họp, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: Tòa án Nhân dân Tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân. Nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, đây là văn bản thứ ba do Tòa án Nhân dân chủ trì soạn thảo. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã ban hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13, tuy nhiên, sau 8 năm thi hành đã bộc lộ một số bất cập, cần sửa đổi bổ sung. Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân (sửa đổi). Tiếp đó, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình ủy quyền cho Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao trình bày Tờ trình dự án Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án Nhân dân.

PV (lược ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024
Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024

Ngày 29/4, thông tin từ Hội Vật lý Việt Nam cho biết: Tham dự Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic (NBPhO) năm 2024, cả 5 học sinh Việt Nam đều xuất sắc đoạt giải, trong đó có 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng và 2 giải Khuyến khích.

Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh
Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định vừa phối hợp Trung tâm Anh ngữ Ocean Edu tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ, chia sẻ kỹ năng, phương pháp học tiếng Anh cho học sinh.

Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm
Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm

Trong tháng Tư, cả nước có hơn 15.000 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng 8,4% so với tháng trước. Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cả nước có hơn 81.000 DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ
CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ

Sáng nay, 29/4, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Tư và bốn tháng đầu năm 2024. CPI bốn tháng năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt người
Khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt người

Tính chung 4 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.

Công an Đồng Nai đồng loạt kiểm tra các quán bar, vũ trường, beer club “trá hình”
Công an Đồng Nai đồng loạt kiểm tra các quán bar, vũ trường, beer club “trá hình”

Ngày 29/4, theo thông tin từ Công an tỉnh Đồng Nai, lực lượng chức năng vừa đồng loạt ra quân kiểm tra, qua đó phát hiện 9 quán bar, vũ trường, beer club “trá hình” ẩn mình sau lớp vỏ là cơ sở kinh doanh nhà hàng, đồ uống.