Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Saviil: “Các thương hiệu bán lẻ vẫn dè dặt trong việc mở rộng do lo sợ khả năng phong tỏa và gián đoạn kinh doanh”

Trong khi các tòa nhà nằm ngoài trung tâm gặp khó khăn với việc lấp đầy, thị trường bất động sản cao cấp ở khu vực trung tâm hoạt động sôi nổi trong năm 2021. Do nguồn cung hạn chế đẩy giá thuê mặt bằng tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Savills Việt Nam vừa phát hành báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý IV/2021

Tại báo cáo vừa phát hành, đơn vị này cho biết, trong quý IV/2021, nguồn cung thị trường bán lẻ tăng chậm hơn dự kiến khi chỉ 4 trên 10 dự án gia nhập thị trường vào cuối năm 2021 theo đúng kế hoạch. 

Do đó, tổng nguồn cung đạt hơn 1,6 triệu m2, tăng 2% theo quý và 3% theo năm. Mặt khác, các dự án mới đều là khối đế bán lẻ giúp thị phần của hạng mục này đạt 13%, tăng 1 điểm % theo quý và theo năm.

Theo báo cáo, nguồn cung tăng trưởng chậm trong 3 năm vừa qua với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 1% mỗi năm. Từ 2019 đến nay, số lượng các trung tâm bách hóa không có sự gia tăng, trong khi nguồn cung từ trung tâm thương mại và siêu thị có mức tăng 1% mỗi năm. Khối để bán lẻ đạt mức tăng trưởng cao nhất với tỷ lệ 3% mỗi năm.

Về giá, giá thuê gộp mặt bằng tầng trệt đạt mức 927.000VND/m2/tháng, tăng nhẹ 1% theo quý nhưng không đổi theo năm. Giá thuê tăng nhanh nhất ở khu vực phía Đông với mức tăng trung bình tính từ năm 2017 đạt 7% mỗi năm. 

Cũng trong giai đoạn này, mức tăng trưởng của khu vực phía Tây và khu vực trung tâm đều đạt 4%, khu vực khác đạt 3%, và khu vực nội thành có mức tăng là 2%.

Công suất thuê giảm 2 điểm % theo quý và theo năm, đạt 92%. Hạng mục khối đế bán lẻ có mức giảm cao nhất do tỷ lệ trống cao từ các dự án mới. Khu vực phía Đông bị ảnh hưởng nặng nề trong quý 4 với diện tích cho thuê thêm là -7.000 m2.

Đáng chú ý, trong khi các tòa nhà nằm ngoài trung tâm gặp khó khăn với việc lấp đầy, thị trường bất động sản cao cấp ở khu vực trung tâm hoạt động sôi nổi trong năm 2021. Do nguồn cung hạn chế đẩy giá thuê mặt bằng tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Dự kiến trong vòng 3 năm tới, khu vực trung tâm sẽ có thêm 5.000 m2 sàn, phần nào đáp ứng tình trạng thiếu hụt nguồn cung ở thời điểm hiện tại.

Đề cập đến triển vọng thị trường bán lẻ trong năm 2022, báo cáo cho biết, trong năm 2021, GRDP của Hà Nội tăng 2,9% nhưng doanh thu bán lẻ giảm -4,6% do tình trạng buộc phải dừng hoạt động kinh doanh vì dịch bệnh. 

Ngoài ra, sau sự lao dốc lịch sử của thị trường vào quý III, quý IV/2021 chứng kiến đà đi lên của chỉ số GRDP và doanh thu bán lẻ với mức tăng lần lượt đạt 6,7% và 8,5%, cho thấy dấu hiệu của sự phục hồi.

Theo FocusEconomics, Việt Nam sẽ dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng nền kinh tế trong khu vực vào năm 2022 và kéo dài đà tăng trưởng đến 2023. 

Cùng với đó, xu hướng gia tăng trong tiêu dùng, sử dụng vốn và việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng sẽ thúc đẩy nền kinh tế trong năm 2022. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng Omicron có thể là mối đe dọa lớn đến triển vọng phục hồi này.

Theo nhận định, trong thời gian tới, do khách hàng ngày càng được tiếp cận nhiều kênh bán lẻ như thương mại điện tử, các trung tâm thương mại không thể chỉ còn là nơi để mua sắm đơn thuần. Thay vào đó, các trung tâm này cần đáp ứng được những nhu cầu về mua sắm, giải trí, giao tiếp xã hội và ăn uống của khách hàng. Mặc dù đã có mặt trên thị trường, những trung tâm thương mại đa năng sẽ ngày càng được ưa chuộng.

Một khảo sát gần đây của Savills cho thấy, tỷ trọng của các nhà bán lẻ trong lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, nội thất, đồ gia dụng hay điện tử giảm 14% trong hai năm vừa qua và bị thay thế bởi các dịch vụ đáp ứng những nhu cầu khác như ăn uống. 

Hiện các nhà bán lẻ lớn như Central Retail hay Masan đang chuyển mình để nắm bắt xu hướng này. Central Retail Việt Nam đã hợp tác với Tập đoàn Kido (KDC) để đưa chuỗi ẩm thực hiện đại Chuk Chuk vào các trung tâm thương mại GO! Big C và Top Market để mang đến trải nghiệm mới mẻ cho người tiêu dùng.

“Các thương hiệu bán lẻ vẫn dè dặt trong việc mở rộng do lo sợ khả năng phong tỏa và gián đoạn kinh doanh của các cơ sở hiện tại. Tuy nhiên, nhu cầu mở thêm cửa hàng flagship ngày càng tăng trong các lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm và ẩm thực”, bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc, Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội nhận định.

Phương Thảo

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.